Pháp luật

Chính quyền "làm xiếc" với doanh nghiệp

Thời gian gần dây dự luận tại TP Hạ Long đang râm ran về câu chuyện, người dân muốn góp đất đầu dư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Cái Lân, TP Hạ Long (Quảng Ninh) nhưng bất thành vì chính quyền lại muốn thu hồi mảnh đất để giao cho đơn vị khác với cùng mục đích sử dụng. Việc làm này đã khiến dư luận không khỏi băn khoăn về chuyện ăn chia phần trăm hoa hồng để chỉ định thầu.
Nhiều nghi vấn trong việc thực hiện dự án
 
Cụ thể, từ khi bà Bùi Thị Tám, Giám đốc Xí nghiệp Thương mại Hạ Long (Xí nghiệp Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh cho biết, bà Bùi Thị Tám trú tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long có diện tích đất 5,2 ha tại KCN Cái Lân sử dụng từ năm 2008 đến nay. 
 
Văn bản của VPCP chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ninh theo đúng qui định của pháp luật
 
 
Được biết, từ năm 1993, phần đất này do Lâm trường Hồng Gai quản lý theo diện đất trồng rừng sử dụng trong thời gian 50 năm. Cuối năm1993, UBND TP Hạ Long có Quyết định giao cho ông Nguyễn Đình Bá. Năm 2005, ông Bá chuyển nhượng cho 2 ông Nguyễn Ngọc Hiền, Ngô Đình Quảng. Năm 2008 ông Hiền và ông Quảng chuyển nhượng 4,3 ha đất và tài sản trên đất cho bà Bùi Thị Tám. 
 
Tuy nhiên đến ngày 24/5/2011 (chưa đầy 20 năm), UBND TP Hạ Long lại ra Thông báo 269 việc thu hồi chính thửa đất trên để xây dựng Khu xử lý nước thải của Khu Công nghiệp Cái Lân. Đơn vị được giao thực hiện dự án là Công ty TNHH Hoài Nam. Đến tháng 11/2011, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho đơn vị này, dù chưa thực hiện các thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bà Tám cho rằng việc làm trên thể hiện sự bất minh, vì người có đất thì không được tham gia dự án, còn người không có đất thì lại được chính quyền ủng hộ. Việc làm này đã khiến không chỉ bà Tám và nhiều hộ dân khác tỏ ra nghi vấn và đặt câu hỏi về việc ăn chia hoa hồng phần trăm với đối tác.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên “Tại Khu công nghiệp Cái Lân hiện có một nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động (cách khu đất của bà Bùi Thị Tám đang sử dụng khoảng 500m), thực tế mới chỉ sử dụng hết ½ diện tích (khoảng 9.000m2), phần diện tích đất còn lại của Nhà máy xử lý nước thải đang sử dụng làm sân bóng  đá để kinh doanh”.
 
Ngày 27/11/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại Văn bản số 1363 có nêu về vấn đề vốn ODA cho Cty TNHH Hoài Nam thực hiện dự án Khu xử lý nước thải công nghiệp của KCN Cái Lân: “…Công ty TNHH Hoài Nam đã thực hiện một số công việc liên quan đến thủ tục giao đất. Tuy nhiên, về dự án ODA vẫn chưa được lập dự án đầu tư, chưa được phê duyệt từ địa phương đến T.Ư thì việc cam kết thực hiện tiến độ dự án như Công văn 169/2008 là chưa có cơ sở thực tế.
 
Chính vì thế, Sở Kế hoạch và Đầu tư  đề nghị UBND tỉnh xem xét và quyết định chưa giao đất cho Cty TNHH Hoài Nam khi dự án xử lý nước thải công nghiệp chưa lập và chưa được phê duyệt”.
 
Quyết định thu hồi đất chưa đủ căn cứ?
 
Theo dự án được phê duyệt, các dự án lớn tại KCN tự đầu tư công trình xử lý nước thải. Nước thải của một số dự án nhỏ còn lại được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải KCN Cái Lân giai đoạn 1, không đầu tư trạm xử lý nước thải chung theo quy hoạch chi tiết sử dụng đất năm 2001”.
 
Tới ngày 31/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Giao UBND tỉnh Quảng Ninh giao cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra sự cần thiết của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thứ 2 trong Khu công nghiệp Cái Lân; xem xét nội dung phản ánh, đề nghị của bà Bùi Thị Tám để việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả. Văn bản này cũng kiến nghị tỉnh Quảng Ninh “kiểm tra năng lực của Cty TNHH Hoài Nam.
 
Khu đất sắp bị thu hồi của bà Bùi Thị Tám- Giám đốc Xí nghiệp TM Hạ Long
 
 
Ngay sau đó, 26/2/2014, UBND tỉnh Quảng Ninh có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ trình bày: Sự cần thiết của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thứ 2 trong Khu công nghiệp Cái Lân được thuyết minh trong hồ sơ dự án, được các Sở, Ban, ngành có chức năng của tỉnh kiểm tra, thẩm định và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp nhận phê duyệt tại Quyết định số 652 ngày 8/3/2011 theo đúng quy định của pháp luật và giao cho Công ty TNHH Hoài Nam làm chủ đầu tư. Việc kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra năng lực của Công ty TNHH Hoài Nam dựa trên kết quả kiểm tra hiện trường dự án, tuy nhiên nguyên nhân Công ty TNHH Hoài Nam chưa triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải là do chưa giải phóng xong mặt bằng phần diện tích đất bà Bùi Thị Tám đang sử dụng.
 
Ngày 24/6/2014 UBND TP Hạ Long ban hành Quyết định cưỡng chế “thu hồi  35.789,5m2 đất của bà Bùi Thị Tám tại phường Bãi Cháy để thực hiện công tác bồi thường GPMB dự án xây dựng Khu xử lý nước thải công nghiệp của Khu công nghiệp Cái Lân”. Quyết định này đã khiến bà Tám rất bức xúc.
 
Bà Tám diễn giải: Theo Điều 40 Luật đất đai năm 2003 và Điều 41 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì đất và tài sản của xí nghiệp có diện tích 5,2 ha (được thể hiện tại thửa đất số 01, tờ bản đồ giải phóng mặt bằng số 01 khu công nghiệp Cái Lân) không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất. Đồng thời được quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền xử dụng đất.
 
 Nếu cần có thêm một  nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp Cái Lân, thì UBND TP Hạ Long và Ban quản lý khu công nghiệp Cái Lân cần tổ chức đấu thầu, và các doanh nghiệp đều được tham gia đấu thầu. Doanh nghiệp chúng tôi có đất và có đủ khả năng tài chính đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Bà Tám cho biết thêm.
 
Tại buổi làm việc với phóng viên ông Đinh Đức Hiển- Tổng giám đốc, Tổng công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh (Chủ đầu tư Khu công nghiệp Cái Lân) cho biết: UBND tỉnh giao cho chúng tôi quản lý cả Khu công công nghiệp Cái Lân mở rộng nhưng chỉ là hình thức. Còn diện tích đất ở đấy UBND tỉnh đã giao cho các nhà đầu tư thứ cấp chứ không phải chúng tôi quản lý. Theo tính toán ban đầu dự án Khu công nghiệp có 2 mô đum tuy nhiên 1 mô đum đã đủ để xứ lý nước thải công nghiệp…”.

 Theo quy định tại Điều 1, Luật đấu thầu, các Dự án có nguồn vốn của nhà nước từ 30% trở lên  thì phải đấu thầu công khai và cho rằng việc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ định Công ty TNHH Hoài Nam thực hiện thầu là trái quy định của Nhà nước. Bởi lẽ Dự án xây dựng nhà máy nước thải trong khu công nghiệp Cái Lân mở rộng thuộc nguồn vốn Nhà nước cấp trên cơ sở vốn vay ODA có giá trị  150 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước là 105 tỷ đồng.

Theo Bảo vệ pháp luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo