Chính sách của Mỹ ở châu Á sẽ thế nào dưới thời tân Tổng thống?
Trong các phát biểu trong chiến dịch tranh cử, bà Clinton đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Mỹ phải tăng cường ảnh hưởng của mình ở châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông.
Viện trưởng Viện Chính sách đối ngoại của Học viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải Lee Veytszyan tin chắc bà Clinton sẽ tiếp tục đường lối của ông Obama.
"Sẽ không thay đổi chính sách mạnh mẽ chống Trung Quốc tại các nước trong khu vực. Mỹ sẽ tìm đồng minh từ các nước giáp biên giới Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á…
"Trong cuộc đối đầu trên Biển Đông, Philippines không còn muốn là một đối tác của Mỹ, và nếu Mỹ không tìm thấy đối tác khác, thì Trung Quốc và Mỹ có khả năng đi theo con đường đối đầu trực tiếp và có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm", chuyên gia cho biết.
Trong khi đó, Tiến sĩ Khoa học địa chính trị, Đại học Paris-VIII Pierre Picquart nói rằng: "Chính sách của ông Trump khi ký các hiệp định với các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc và Nga và đàm phán với các nhà lãnh đạo của họ để chia sẻ với nhau vai trò địa chính trị, cũng như tạo sự an tâm cho người Mỹ trong sự cân bằng thế giới mới. Chính sách như vậy sẽ đem lại ít nguy cơ xung đột hơn".
Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng, bà Clinton người đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc đàm phán quốc tế trên vai trò Bộ trưởng Ngoại giao, ở cương vị Tổng thống có thể có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các xung đột khác nhau so với ông Trump.
Theo ông Michael Klare, Giám đốc Five College Program tại Trung tâm Hòa Bình và Nghiên cứu An ninh Thế giới (PAWSS) thuộc trường đại học Hampshire, ở đây nói về một trong những vấn đề chính ở khu vực chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo