Đề xuất cách áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với đồ uống có cồn
Lưu ý về thuế VAT với các nhà cung ứng thương mại điện tử đến EU / Kiểm soát chặt việc kê khai và thực hiện hoàn thuế VAT
Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân một người tăng hơn 2 lần/năm trong 10 năm qua
Theo CIEM, trong những năm qua, hiệu quả của các chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn và phương pháp tính thuế đối với mặt hàng này còn nhiều vấn đề đáng chú ý.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018 cho biết, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam, trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức, có tốc độ tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, giai đoạn 2003-2005, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình 3,8 lít/người/năm thì giai đoạn 2015-2017 đã tăng vọt lên 8,3 lít/người/năm.
8,3 lít cồn nguyên chất/người/năm tiêu thụ giai đoạn 2015-2017, lượng rượu, bia tiêu thụ chính thức là 3,1 lít/người/năm, còn lượng rượu, bia tiêu thụ không chính thức ước tính lên đến 5,2 lít/người/năm, chiếm 63,85% tổng lượng rượu, bia tiêu thụ. Mặt khác, tỉ lệ người lạm dụng rượu bia cũng tăng cao, tỉ lệ người không sử dụng giảm trong thời gian qua.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện CIEMnhấn mạnh: Trong khoảng 10 năm, lượng tiêu thụ bình quân một người trong năm đã tăng hơn 2 lần, tốc độ tăng trung bình/năm đã lên tới 8,1%.
Một trong những nguyên nhân của việc tăng lượng tiêu thụ này được cho là từ phương pháp thuế tương đối theo giá bán buôn của sản phẩm đang áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam không hiệu quả (nếu xét trên các khía cạnh về giảm lượng cồn nguyên chất tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước).
“Phương pháp tính thuế này không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước phát triển đã chuyển hoàn toàn sang đánh thuế tuyệt đối, như Úc, Canada, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD. Các nước láng giềng và có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam cũng đã chuyển dần sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp đối với mặt hàng này, như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia.
Do đó, việc đề xuất áp dụng một phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn là cần thiết, để có thể đáp ứng hiệu quả hơn các mục tiêu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này”, ông Cương nói.
5 kịch bản hướng tới chính sách thuế hiệu quả hơn
Nhằm hướng tới một chính sách thuế hữu hiệu với đồ uống có cồn, CIEM đã đưa ra 5 kịch bản sau:
Kịch bản 1: Giữ nguyên phương pháp thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình (cụ thể, trong 2 năm đầu tiên, áp dụng mức thuế suất VAT 70% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 40% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ. Trong 2 năm tiếp theo: 75% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 45% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ);
Kịch bản 2: Áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp cả thuế suất tương đối trên giá bán buôn của sản phẩm và thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít sản phẩm tiêu thụ (theo đó, giữ nguyên mức thuế suất VAT tương đối, cụ thể: 65% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 35% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ; đồng thời áp dụng thêm mức thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ đối với từng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn);
Kịch bản 3: Tương tự kịch bản 2, song thuế suất tuyệt đối tính trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì mỗi lít sản phẩm tiêu thụ;
Kịch bản 4: Giảm mạnh mức thuế suất tương đối từ năm thứ 2 và tăng mạnh mức thuế tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ;
Kịch bản 5: Tương tự kịch bản 4, tuy nhiên thuế tuyệt đối sẽ áp dụng trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì là mỗi lít tiêu thụ.
Trong 5 kịch bản này, CIEM lưu ý kịch bản 4 và kịch bản 5 vẫn là phương pháp thuế hỗn hợp, tuy nhiên, cách tính thuế VAT cho đồ uống có cồn sẽ chuyển mạnh theo hướng thuế tuyệt đối.
“Trong trường hợp điều chỉnh phương pháp tính thuế và tăng mức thuế suất thuế VAT, cần xem xét áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp, thay thế cho phương pháp thuế tương đối như hiện nay.
Trong dài hạn, có thể nghiên cứu áp dụng nhóm kịch bản thứ 3 (là nhóm các kịch bản chuyển đổi theo hướng thuế tuyệt đối) để hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu về sức khỏe cộng đồng, cũng như phù hợp với thực tiễn tốt tại các quốc gia phát triển”, báo cáo của CIEM khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo