Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cán bộ phải có ý chí biến không thành có, biến khó thành dễ
Ông Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Chính phủ / Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ
Tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc ứng cử đại biểu Quốc hội tại TP.Cần Thơ vừa là nguyện vọng cá nhân, vừa là sự phân công của Đảng, các cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, “Tôi có những năm tháng đã lăn lộn trong phía Nam nên có nhiều tình cảm với anh em bà con ở đây”.
Thủ tướng đã dành nhiều thời gian để báo cáo với cử tri về tình hình dịch bệnh Covid-19 và nhắc lại hai chủ trương chính trong kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Cụ thể, phải chống hai khuynh hướng - lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; và lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh. Thứ hai là chuyển đổi trạng thái chống dịch từ phòng ngự sang tấn công, trong đó, tấn công là chính để đẩy lùi đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, đại dịch Covid-19 phát sinh từ năm 2020 khó lường, không thể dự báo trước.Gần đại dịch ở các nước như Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, rất phức tạp và diễn biến khó lường, tác động nhiều đến đất nước.
Sau làn sóng dịch thứ 3, Việt Nam đã trải qua hơn 30 ngày không có ca mắc trong cộng đồng. Nhưng vừa qua, dịch lại tái bùng phát lên. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác của một số địa phương, các cơ quan, đơn vị, trong đó có cả ngành y tế.
Thủ tướng nói: “Một số cá nhân không chấp hành nghiêm túc quy định của Chính phủ nên đang có nguy cơ rất cao xảy ra làn sóng dịch thứ 4 ở đất nước ta. Đây là nguy cơ hiện hữu, có thể xảy ra bất cứ lúc nào".
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, những tuần qua, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, Thường trực Ban Bí thư cũng có công điện chỉ đạo. Hai nghị quyết của Chính phủ gần đầy đều đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ phòng chống dịch tốt nhất.
Ngoài ra, Thủ tướng liên tục đưa ra cảnh báo, dự báo và nhiệm vụ, giải pháp, phân công, phân cấp để các ngành, địa phương chủ động chống dịch. Chính phủ cũng kêu gọi toàn dân cùng với các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể xã hội tập trung góp sức để chống đại dịch này.
Hiện nay, trong tình trạng dịch diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh đã có người nhiễm bệnh, vì vậy Thủ tướng rất mong TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL cần chung tay vừa phòng chống dịch, vừa hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các vị ứng cử ĐBQH tại buổi gặp gỡ.
Thủ tướng kêu gọi cử tri cả nước chung tay, chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc để công tác phòng chống dịch có hiệu quả nhất.
Trong giới thiệu chương trình hành động, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chúng ta đã có Nghị quyết 27 về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là người đứng đầu phải đủ phẩm chất năng lực, uy tín ngang tầm với nhiệm vụ.
"Cán bộ phải có ý chí. Ý chí ở đây là biến không thành có, biến khó thành dễ, biến những cái không thể thành cái có thể. Đấy chính là ý chí. Chúng ta phải thống nhất nhận thức này trong lãnh đạo, trong nhân dân. Nhân dân cũng phải có ý chí vươn lên, ý chí tự lực, tự cường. Tất nhiên trong ý chí tự lực, tự cường đó có sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và cho biết, ý chí làm nên sức mạnh, ý kiến làm nên trí tuệ con người Việt Nam…
Về việc quy hoạch, phát triển ĐBSCL, Thủ tướng nói, quy hoạch tốt thì có các dự án, chương trình tốt, từ đó sẽ có nhà đầu tư, chính sách, cơ chế tốt. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, trong đó cả nước phải làm, ĐBSCL, TP Cần Thơ cũng phải làm…
Trong đó, về hạ tầng giao thông ĐBSCL, Thủ tướng cho biết, hiện nay nơi đây đang yếu hơn những vùng khác. chúng ta không thể trông chờ tất cả vào nhà nước. Các bí thư, chủ tịch tỉnh của ĐBSCL phải tự lực, tự cường tại vùng mình. Nhà nước sẽ có quan tâm, sẽ điều chỉnh, nhưng tỉnh nào phải lo tỉnh đó.
"Càng khó, càng phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, nguồn lực xã hội, sự đoàn kết và giữ nguyên tắc “việc của anh, anh phải lo” thì chúng ta mới làm được…”, Thủ tướng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo