Pháp luật

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “ Tôi nghĩ nếu không có thông tư này thì không sao cả"

Tại buổi hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hòan thiên dự thảo thông tư quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng diễn ra vào sáng 18/3/2015, nhiều ý kiến của đại diện doanh nghiệp, hiệp hội và chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng: không có thông tư này là tốt nhất.

 Phần lớn các đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng thông tư có nhiều điều chưa cụ thể

 

Bà Trần Tuyết Nhung – Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Thông tư 20 quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được xây dựng nhằm quản lý máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.

Đồng thời, ngăn chặn việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị cũ, dây chuyền công nghệ lạc hậu, kém chất lượng, tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Nhận xét về thông tư  này, giáo sư Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, thông tư này quá phức tạp. Nếu thông tư trên được ban hành thì sẽ gây phiền hà cho doanh nghiệp và làm giảm mức thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Phân tích thông tư, ông Mại nhận định, đối tượng thông tư không logic khi đưa ra những quy định phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác trong khi xu thế của chúng ta đang tiến tới một sân chơi bình đẳng.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thẳng thắn chia sẻ: “ Tôi nghĩ nếu không có thông tư này thì không sao cả nếu như các luật khác đã điều chỉnh về nhập khẩu móc, thiết bị cũ.”

Đồng tình với quan điểm của chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ông Lê Anh Ba – Hiệp hội công nghiệp xây dựng Việt Nam nói: “Trong xu thể hiện nay, ra văn bản như này là không phù hợp, phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp khác”

Về tiêu chí chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cần phải đạt 80% trở lên, đại diện nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cho rằng con số này chỉ mang tính định tính chứ không định lượng.

Giáo sư Nguyễn Mại nhận định “ Nếu nhìn vào một bộ máy mà khẳng định là bao nhiêu % thì không ai thẩm định được hết. Thậm chí ngay cả khi nó đang vận hành”.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, ông Kawanabe Kenta cũng đồng thuận với ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam. Ông Kawanabe Kenta cho rằng thông tư 20 có nhiều điểm bất khả thi. “Ý kiến các bên cho rằng việc thẩm định xem các thiết bị 80% thì rất khó nhưng chúng tôi cho rằng có thể làm.” Ông Kenta bày tỏ lo ngại:

Chuyên gia thẩm định Nhật Bản có thể làm được việc xem xét máy móc, thiết bị cũ có thể đạt chất lượng 80% hay không nhưng đó chỉ áp dụng với các loại máy móc có xuất xứ từ Nhật. Còn đối với Việt Nam, dây chuyền công nghệ có nguồn gốc khác nhau nên ông quuan ngại không rõ việc tổ chức thẩm định sẽ tiến hành như thế nào?.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất: “ Nếu không có thông tư này là tốt nhất. Còn nếu thực hiện thì chúng tôi mong muốn làm rõ chi tiết liên quan đến tổ chức thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định”.

Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Đức, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: hiện nay Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cũng đã ban hành những văn bản quy định về việc nhập  khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 

Ông Đức cũng đồng tình với ý kiến của đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam: “80% khó đánh giá cả cho hải quan. Quy trình giám định vô cùng khó khăn. Đánh giá theo định mức kỹ thuật.đề nghị yêu càu rõ quy trình giám định. Việc quy định này vô cùng khó khăn, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghe từ nhiều phía.”

Phần lớn các đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng thông tư có nhiều điều chưa cụ thể. Nếu được ban hành, thông tư cần phải chia nhóm phân loại chi tiết các thiết bị, máy móc để đánh giá minh bạch; giúp các tổ chức giám định cũng như doanh nghiệp nhận biết.


 

   Dự thảo Thông tư quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng gồm 6 chương, 23 điều và 4 phụ lục,

   Về điều kiện được nhập khẩu (Điều 6,7,8):

   Điều 6: Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

   Doanh nghiệp nhà nước đồng thời đáp ứng cả 2 tiêu chí: thời gian sử dụng và chất lượng còn lại ( dưới 10 năm và trên 80%)

   Doanh nghiệp khác áp dụng 1 trong 2 tiêu chí: hoặc thời gian sử dụng ( không quá 10 năm) hoặc chất lượng còn lại từ 80% trở lên.

  Điều 7: Dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng: Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều áp dụng theo mức chất lượng còn lại ( trên 80%) và phải được giám định tại nơi xuất khẩu, trước khi tháo dỡ để đóng gói nhập khẩu.

  Điều 8:  Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng nhập khẩu

1. Có tính năng phù hợp với máy móc, thiết bị cần thay thế sửa chữa.

2.Trong nước chưa sản xuất được.

3.Có chất lượng đạt từ 70% trở lên.

    Doanh nghiệp nhà nước phải có chứng thư giám định do tổ chức giám định cấp. Doanh nghiệp khác lựa chọn hoặc tự cam kết hoặc có chứng thư giám định.

    Dây chuyền công nghệ phải có chứng thư giám định, giám định tại nước xuất khẩu trước khi tháo dỡ đóng gói, thời gian 6 tháng.

Thu Hà
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo