Chưa có chủ trương cuối cùng việc lập "siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 1/3.
Theo ông Thu, trong thời gian vừa qua, việc quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều vấn đề bất cập. Vừa qua, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, khảo sát, tham khảo các mô hình về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đề xuất một mô hình để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình lên Chính phủ kiến nghị thành lập một Ủy ban, không phải là "siêu ủy ban", quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ.
"Việc này tương đối lớn, hiện nay Chính phủ dự kiến là trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao hơn, chứ quy định thì chưa có quy định về vấn đề này", theo Thứ trưởng Thu.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo nghị định với nội dung thành lập một uỷ ban chuyên trách quản lý - giám sát vốn và tài sản Nhà nước, khối tài sản này đang được định giá khoảng 130 tỷ USD tại 800 doanh nghiệp.
Theo đó, việc thành lập "siêu ủy ban" đang gây nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà quản lý, đa số ý kiến băn khoăn về tính khả thi và lo ngại về bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động