Chưa kích cầu thì dù lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khó khăn
PV: Thưa ông, từ ngày 18/3 quy định hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn sẽ giảm, ông đánh giá thế nào trước động thái này?
TS. Nguyễn Đức Hưởng: Một điều các doanh nghiệp quan tâm bao giờ cũng là lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay dài hạn sẽ giảm, đặc biệt việc quyết định điều chỉnh hạ trần lãi suất dưới 6 tháng của Ngân hàng Nhà nước từ 7% xuống 6% và các lãi suất điều hành khác giảm từ 1-2% là biện pháp tích cực, rất hợp lý trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Có 3 vấn đề. Việc hạ lãi suất này căn cứ trên các chỉ số kinh tế, nhất là chỉ số giá cả tháng 2 so với tháng 1 và so với năm 2013. Thứ hai nó tạo thay đổi cơ cấu vốn huy động. Tôi cho rằng việc giảm lãi suất chưa đến mức giảm nguồn huy động tiết kiệm , mà chỉ giảm nguồn ngắn hạn, tăng nguồn trung và dài hạn. Bên cạnh đó cũng sẽ tạo mặt bằng lãi suất mới cả cho vay lẫn huy động. Đây được ví như thuyền và nước, nước xuống thì thuyền xuống theo, lãi suất cho vay sẽ giảm xuống.
Nhưng điều các ngân hàng thương mại chúng tôi quan tâm, như trước đây cho ai vay? Vay để làm gì? thì giờ thêm câu hỏi vay để làm gì? Làm để làm gì? Dù lãi suất hạ nữa, nhưng không kích cầu thì lãi suất có hạ thấp nữa thì doanh nghiêp cũng chưa thoát được khó khăn.
Ngân hàng Nhà nước đã làm những gì cần làm, còn lại là tài chính công, cơ chế thì mới kích cầu được, DN mới thực sự có thị trường để sản xuất hàng hóa và vay vốn, chứ bây giờ doanh nghiệp vay thì không biết làm gì và các ngân hàng vẫn tiếp tục thừa vốn.
PV: Từ năm 2012 thông điệp hạ lãi suất đã được nhắc tới nhiều và được thực thi 9 lần, nhưng doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó, có thể do họ không có đầu ra…Nếu chúng ta cứ trông chờ mãi vào chính sách tiền tệ thì có giải được bài toán kích cầu không, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Hưởng: Chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong cơ thể sống của nền kinh tế. Lãi suất cho vay không còn là vấn đề đối với một doanh nghiệp nữa, vấn đề còn lại là cầu.
Việc cần làm là phải sớm nới room trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn khác vào thậm chí với lãi suất rẻ hơn nữa. Cái thứ hai là phải đẩy mạnh đầu tư công, trong lúc này huy động vốn trái phiếu Chính phủ, hoặc công trái dễ nhất để tạo lực đầu tư công mạnh lên, cũng là kích cầu lâu dài, bền vững, như vậy tăng trưởng tín dụng mới lên được.
PV: Từ đầu năm đến nay các ngân hàng thương mại đã mua được 78 nghìn tỷ trái phiếu, theo ông nguồn tiền này có được dùng vào mục đích đầu tư công hay quay ngược lại kho bạc rồi về các ngân hàng, cho thấy việc bí bích đầu ra, tiền chỉ lòng vòng trong ngân hàng?
TS. Nguyễn Đức Hưởng: Tôi nghĩ rằng phát hành trái phiếu để đầu tư công, hiện có nhiều công trình quốc gia, tôi nghĩ rằng chúng ta cần nghĩ nhiều hơn nữa các công trình quốc gia trong giai đoạn này.
Vì thời gian này huy động vốn của dân cư thậm chí của các tổ chức tín dụng dễ nhất. Một thời gian nữa nó đảo chiều thì có muốn đầu tư công cũng không được nữa, trong lúc này là đầu tư công là tốt nhất, tiền sẽ đẻ ra tiền trong tương lai, giúp cho doanh nghiệp, ngân hàng, xã hội.
PV: Với lãi suất huy động ngắn hạn là 6%/năm, theo ông mức cho vay thế nào là hợp lý sau khi trần lãi suất ngắn hạn giảm?
TS. Nguyễn Đức Hưởng: Tại ngân hàng chúng tôi, có những món vay chưa tới 5%/năm, chứ không phải căn cứ dưới 6% để cho vay 8%, cũng có món vay thấp, có món cao. Tôi nghĩ hiện nay một số doanh nghiệp vay và sản xuất, kinh doanh hiệu quả là rất tốt, thậm chí họ không còn quan tâm lãi suất đến mức nào.
Nên khi thấy họ thanh khoản tốt, dòng tiền tốt, để nuôi khách hàng trong tương lai chúng tôi vẫn cho vay. Hạ trần lãi suất, mặc dù từ 6 tháng trở lên là thỏa thuận nhưng như tôi vừa nói nước xuống thì thuyền xuống.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024