Xã hội

Chuyện chưa kể về nữ sinh trường Dược rẽ ngang làm vũ công múa cột

(DNVN) - Từng là sinh viên chuyên ngành đông y nhưng cô gái Mã Tiểu Viện, Trung Quốc đã không lựa chọn làm thầy thuốc mà quyết định mở trung tâm huấn luyện múa cột. Sau nhiều năm không ngừng phấn đấu cùng niềm đam mê cùng mơ ước của cô gái trẻ ngày một vươn xa.

Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên của trung tâm vũ đạo, Mã Tiểu Viện tâm sự: "Lúc ấy cảm thấy chỉ cần chiêu sinh được vài người, có thể đủ kinh phí trả tiền thuê nhà, điện nước là may mắn rồi”.

Vốn không có kinh nghiệm kinh doanh nên hơn một lần trung tâm rơi vào thua lỗ. Không còn cách nào khác, cô đành phải ra ngoài tìm việc, kiếm tiền duy trì hoạt động của phòng tập.

Lần lượt đảm nhận vị trí biên đạo múa cho Đài truyền hình địa phương hay làm diễn viên hài kịch ở một nhà hát, Tiểu Viện đều không tìm thấy hứng thú trong những công việc này. Đối với cô, chỉ có bộ môn múa cột là niềm đam mê duy nhất.

Phần lớn học viên theo học tại trung tâm vũ đạo của Mã Tiểu Viện đều thuộc thành phần trí thức thành thị, buổi sáng đi làm, đến tối mới có thời gian học nhảy. Vì thế, cô thường kết thúc buổi dạy của mình vào lúc 22h.

Sau đó, Tiểu Viện còn tự luyện vũ đạo đến khuya. “Nếu có học viên tham gia thi đấu mời tôi huấn luyện, thời gian kết thúc công việc sẽ còn muộn hơn. Tập xong, tôi tranh thủ về nhà ngủ một giấc đến trưa”, Tiểu Viện nói.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề, Tiểu Viện cho biết, khi đang là sinh viên năm 2 của Học viện đông y Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, cô tình cờ gặp gỡ một vũ công. Nhận được lời động viên của người đó, Tiểu Viện bắt đầu nung nấu quyết tâm theo học bộ môn múa cột.

Cô xin làm thêm, tiết kiệm tiền đến trường học vũ đạo. Nhưng nơi này chỉ dạy múa cột cho vũ nữ trong các quán bar, sàn nhảy, không phù hợp với tiêu chí của cô. Tiểu Viện đành phải tự mày mò tập luyện theo các clip dạy múa cột trên internet.

“Hạn chế của việc tự học là các động tác không được thực hiện theo đúng bài bản, nguy cơ dính chấn thương sẽ rất cao. Tôi từng bị rạn xương sườn tới 2 lần”, Tiểu Viện cho biết.

Theo đuổi bộ môn múa cột là một hành trình không hề dễ dàng. "Ngoài việc phải chịu được cái nhìn định kiến của người khác còn phải vượt qua giới hạn của bản thân và hi sinh nhiều thứ cho nghề. Bởi vì luyện tập quanh năm nên tay chân và những vùng da tiếp xúc với cây cột đều trở nên chai sạn và thô ráp, lâu dần tôi cũng không còn cảm thấy đau đớn nữa", Mã Tiểu Viện nói.

Tiểu Viện tâm sự, ước mơ làm huấn luyện viên múa cột từng bị nhiều người thân và bạn bè của cô phản đối. Họ cho rằng các vũ công luyện múa từ nhỏ còn khó trở thành huấn luyện viên huống chi là người mới học giữa chừng như cô.

Thậm chí thầy chủ nhiệm khoa còn khuyên Tiểu Viện nên chọn những việc như nhân viên văn phòng, nghiên cứu sinh hoặc bác sĩ nhưng cô vẫn kiên trì với niềm đam mê của mình.

Thời gian đầu khi mới học múa cột, những cây đèn đường hay tay vịn tàu điện ngầm đều có thể trở thành sân khấu riêng của Tiểu Viện. “Bình thường là một người khá nổi loạn, chỉ khi được biểu diễn, tôi mới thấy mình như một nữ thần”, cô nói.

Tiểu Viện cho biết, học múa cột không chỉ để tham gia các giải đấu hay trình diễn mà đó còn là một môn thể dục rèn luyện sức khỏe rất hiệu quả. Trung tâm vũ đạo của cô cũng giảng dạy múa cột theo tiêu chí này.

Năm 2011, Tiểu Viện đăng kí dự thi một chương trình tìm kiếm tài năng dành cho sinh viên các trường Đại học và được trao giải quán quân với tiết mục múa cột của mình. Lúc đó cô mới học múa được gần 2 năm. Tiểu Viện cũng từng tham gia các cuộc thi trên truyền hình như China’s Got Talent, Amazing Dance, Dream of China, 100 giây vàng và giành được nhiều giải thưởng có giá trị. Cô chia sẻ muốn nhân cơ hội này để giới thiệu về lợi ích của bộ môn múa cột tới đông đảo mọi người.

Là một cô gái luôn không ngừng học hỏi, ngoài múa cột, Tiểu Viện còn dành thời gian luyện tập các môn thể dục dụng cụ với lụa và vòng.
Là một cô gái luôn không ngừng học hỏi, ngoài múa cột, Tiểu Viện còn dành thời gian luyện tập các môn thể dục dụng cụ với lụa và vòng.

Tiểu Viện hướng dẫn các học viên thực hiện một số động tác với vòng.
Tiểu Viện hướng dẫn các học viên thực hiện một số động tác với vòng.

Hàng ngày cô cũng là người rời phòng tập muộn nhất.
Hàng ngày cô cũng là người rời phòng tập muộn nhất. Một ngày làm việc của Tiểu Viện thường kết thúc vào lúc 23h, đôi khi còn muộn hơn. Chuyện bắt xe về nhà lúc nửa đêm trở nên quen thuộc với cô.

Mã Tiểu Viện thường đến biểu diễn tại quán bar của một người bạn thân vào mỗi dịp cuối tuần.
Mã Tiểu Viện thường đến biểu diễn tại quán bar của một người bạn thân vào mỗi dịp cuối tuần.

Thu Phương (Theo Tân Hoa Xã)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo