Bộ TT&TT yêu cầu các tỉnh phá dỡ các trạm BTS không đảm bảo an toàn, có nguy cơ sập đổ
Đà Nẵng: Cưỡng chế tháo dỡ sai phạm xây dựng tại Tổ hợp Mường Thanh từ 6/4/2021 / Vì sao nhiều người sử dụng Cốt Thoái Vương khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5?
Ngước mắt là thấy trạm BTS!
Cùng với sự phát triển như vũ bão của dịch vụ di động, trạm BTS đã trở nên quen thuộc với người dân ở mọi miền Tổ quốc. Tại TP.HCM, trạm BTS có ở khắp nơi. Nhiều trục đường trên địa bàn thành phố có hàng chục trạm BTS chễm chệ trên nhiều tòa nhà kiên cố. Đôi chỗ, hai trạm BTS chỉ cách nhau vài chục bước chân. Các con đường khác như Cộng Hòa, Hai Bà Trưng, Nguyễn Kiệm... cũng chằng chịt hệ thống BTS.
Một người dân chỉ cho phóng viên nơi lắp đặt trạm BTS của nhà mạng.
Các khu vực xa nội thành như quận Gò Vấp, quận 12, quận 7... cũng tương tự. Có chỗ hai trạm BTS của hai nhà mạng nằm cạnh nhau trên nóc hai ngôi nhà sát vách. Chị H.T.T.L. (đường N.V.Q., quận 12), chủ nhân ngôi nhà 4 tầng có một trạm BTS cho biết, cuối năm 2015, lúc nhà của chị xây dựng gần xong thì nhân viên của nhà mạng đến đặt vấn đề thuê. Chị kể lại: Lúc đầu tôi cũng nghi ngại nhưng họ nói sẽ an toàn vì dây cáp đã được bọc nhựa, hơn nữa giá thuê tới 8 triệu đồng một tháng nên tôi đồng ý với thời hạn thuê 5 năm".
Chính vì giá thuê hấp dẫn và "không cảm thấy khác biệt gì" nên chị L. đã tiếp tục cho nhà mạng khác khảo sát và chấp nhận "tiếp nhận" thêm một trạm BTS với giá thuê 8,8 triệu đồng/tháng, hiện mọi thủ tục đã xong, chỉ còn chờ nhà mạng đến lắp đặt. Do các thủ tục đều do bên thuê lo, khoản tiền thuê khá cao, lại ổn định trong nhiều năm mà nhà vẫn ở bình thường nên nhiều chủ nhà đã "xiêu lòng" trước đề nghị của các hãng dịch vụ điện thoại di động.
Phá dỡ các trạm BTS cũ không đảm bảo an toàn
Theo các chuyên gia, một mạng điện thoại di động muốn phủ sóng toàn quốc phải xây lắp hàng chục nghìn trạm BTS. Do vậy, với thực trạng hiện nay và yêu cầu phát triển của dịch vụ 5G sắp tới, cơn sốt bùng phát trạm BTS sẽ còn tiếp diễn với hàng nghìn trạm BTS sắp ra đời. Thế nhưng, một thực tế đang tồn tại ở nhiều địa phương đó là thiết bị của trạm BTS xuống cấp nghiêm trọng do không được bảo dưỡng, điều này đã gây nguy hiểm cho người dân mỗi mùa mưa bão.
Trước việc các trạm BTS tại nhiều địa phương không còn hoạt động, chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ gãy đổ, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, Bộ đã nhận được ý kiến phản ánh của Sở TT&TT các tỉnh/thành phố và của người dân về việc mất an toàn đối với các khu vực có cột ăng-ten trạm thu phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông di động do không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.
Người dân phản ánh về việc mất an toàn đối với các khu vực có cột ăng-ten trạm thu phát sóng BTS của các doanh nghiệp viễn thông di động do không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.
Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT đã ban hành các văn bản đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có công trình tháp truyền thông thực hiện việc kiểm tra, rà soát tình hình chất lượng và thực hiện công tác bảo trì trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên đến nay, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chưa thực hiện công tác bảo trì theo quy định.
Nhằm đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của dân người xung quanh các khu vực có công trình tháp truyền thông có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng hoặc có nguy cơ sập đổ, Bộ TT&TT đã trao đổi với Bộ Xây dựng.
Ngày 4/3/2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT đã ký văn bản số 599/BTTTT-CVT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp, làm việc với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung liên quan về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể như: Đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Mục 3, Chương III - Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021; Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 40 - Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Ban hành quyết định phá dỡ đối với các công trình có nguy cơ sụp đổ theo quy định tại Khoản 44, Điều 1 - Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung số 62/2020/QH14 năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo