Kinh tế số

Chủ tịch Sendo: Thương mại điện tử là kênh tiêu thụ nông sản mới cho nông dân

DNVN - Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho nông sản tại nhiều địa phương vào vụ thu hoạch gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã đồng loạt vào cuộc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà, hành tím Vĩnh Châu mở ra một kênh phân phối mới cho nông sản.

Vải thiều Hải Dương sẽ được bán trên 4 sàn thương mại điện tử từ 15/5 / Lazada giao vải thiều Thanh Hà nhanh trong 4h là tới tay người mua tại Hà Nội và TP.HCM


Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Sendo. Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Sendo.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Sendo.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Sendo đã chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam về hướng đi mới cho nông dân khi phân phối nông sản trên thương mại điện tử.

Thưa ông, trong quá trình làm việc cùng người dân và doanh nghiệp địa phương điều gì khiến Sendo cảm thấy cần thay đổi nhất để nông sản có thể xuất hiện thành công trên sàn TMĐT?

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng: Sendo mong muốn từ phía doanh nghiệp và người dân có sự hiểu và tin tưởng vào TMĐT hơn để xem TMĐT là kênh phân phối và hướng đi mới cho nông sản địa phương. Để có được điều này thì nỗ lực để phổ cập cũng như xúc tiến liên tục để gây dựng một hướng đi hoàn toàn mới và phù hợp là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, sự đầu tư vào việc vận hành gian hàng trên sàn TMĐT từ phía các doanh nghiệp địa phương về hình ảnh, đóng gói bao bì, các chương trình khuyến mãi thúc đẩy nhu cầu mua sắm còn chưa được chỉnh chu dẫn đến khó khăn vào giai đoạn đầu tiên khởi động lên sàn, gây tâm lý e ngại từ phía chủ gian hàng và nông sản.

Sendo có thấy TMĐT có tiềm năng là một kênh tiêu thụ lâu dài cho nông sản hay không?

Các chương trình xúc tiến tiêu thụ nông sản mà Sendo thực hiện tại các tỉnh với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) và Cục Thương mại điện tử (TMĐT) đều hướng đến mục tiêu tạo đầu ra về lâu dài chứ không chỉ để tiêu thụ ngắn hạn trong dịch. Đó là lý do Sendo cũng không gọi các hoạt động này là “giải cứu nông sản” mà là “xúc tiến thương mại”.

Với tinh thần đó, các hợp tác xã và nông dân tham gia chương trình sẽ được Sendo hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức để mở cửa hàng lâu dài trên Sendo. Các cửa hàng này là một phần trong chương trình Gian Hàng Việt của Sendo vốn được chúng tôi liên tục đầu tư quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Với việc chương trình Gian Hàng Việt của Sendo đang ngày càng lớn mạnh và thu hút khách hàng hơn, chúng tôi tin tưởng Sendo sẽ là một kênh tiêu thụ vững chắc cho nông sản Việt.

Tín hiệu rất tích cực Sendo ghi nhận được là sau các đợt “xúc tiến thương mại”, các sản phẩm nông sản hàng Việt vẫn tiếp tục phát sinh đơn hàng mới, ví dụ như sản phẩm bưởi da xanh Giồng Trôm đã bán được hơn 2 tấn chỉ trong một tháng mở cửa hàng trên Sendo.

Nhân viên của sàn thương mại Sendo hỗ trợ nông dân đóng vải thiều.

Nhân viên của sàn thương mại Sendo hỗ trợ nông dân đóng vải thiều.

Việc đưa nông sản nhất là nông sản tươi lên sàn làm đặt ra những bài toán hậu cần, vận chuyển, kho bãi… Sendo có phương án nào cho các bài toán này?

Với vị thế sàn TMĐT của mình, Sendo có đủ kinh nghiệm trong mảng hậu cần, đồng thời có khả năng đàm phán với các đơn vị vận chuyển trung gian nhằm cắt giảm các chi phí này xuống mức có lợi nhất cho các hợp tác xã.

Đơn cử như trong đợt mở bán vải thiều Thanh Hà, Hải Dương trên sàn TMĐT Sendo mới đây đây, Sendo tự tin giúp người nông dân bán được 12 tấn hàng nông sản với mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Để có kết quả đó, đội ngũ nhân viên của Sendo đã trực tiếp xuống vùng trồng của các HTX để khảo sát và cùng nông dân tìm giải pháp đóng gói đảm bảo chất lượng đồng thời đàm phán giá vận chuyển có lợi cho người nông dân.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Quyên (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm