Kinh tế số

Đã đến lúc các doanh nghiệp ứng dụng AI để tạo lợi thế cạnh tranh

DNVN - Trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách vận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) một cách hiệu quả, đồng thời tận dụng các xu hướng mới nổi trên thị trường đang tác động đến bối cảnh kinh doanh.

Năm 2024, AI tạo sinh sẽ thay đổi cuộc chơi kinh doanh tại Việt Nam / Năm 2024, Microsoft sẽ phát triển nhiều tính năng nâng cao cho các ứng dụng AI

AI sẽ chuyển từ “có cũng được” sang "nhất định phải có"

Ngành công nghiệp AI dự kiến sẽ tăng từ 95,06 tỷ USD lên 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2030, dự kiến sẽ là một trong những động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, các công ty vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng tận dụng cơ hội này.

Chỉ số sẵn sàng AI đầu tiên của Cisco cho thấy chỉ 27% tổ chức ở Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ để triển khai và tận dụng AI, trong đó 84% nghiêm túc thừa nhận quan ngại về tác động của AI đối với hoạt động kinh doanh nếu họ vẫn bị động trong 12 tháng tới.

Tín hiệu tích cực là việc nắm bắt AI đã trở thành điều cấp thiết và hầu hết các công ty đã và đang thực hiện những bước đầu tiên. Hầu hết (99%) các tổ chức đều báo cáo rằng công ty của họ đã cấp tập triển khai các công nghệ hỗ trợ bởi AI trong 6 tháng qua. 99% các tổ chức đã có sẵn chiến lược AI mạnh mẽ hoặc đang trong quá trình phát triển chiến lược này.

Công nghệ AI ngày càng phổ biến, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khoảng cách đáng kể giữa các trụ cột kinh doanh quan trọng khác như cơ sở hạ tầng, dữ liệu, quản trị, nhân tài và văn hóa – chẳng hạn như cần đảm bảo rằng dữ liệu của họ phải thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng AI, trau dồi nguồn nhân lực mạnh mẽ cũng như thay đổi kế hoạch quản lý, cùng nhiều trụ cột khác.

Năm 2024 đang đến gần cùng với làn sóng cách mạng AI tiếp theo, các công ty Việt Nam sẽ khá chật vật với việc làm sao để giải quyết các vấn đề về AI trong các tổ chức của họ, không chỉ từ góc độ công nghệ mà còn cả về nhân sự khi có những nhân viên đã sẵn sàng nhưng cũng có những người chưa sẵn sàng sử dụng công nghệ đó

Sử dụng AI có trách nhiệm và có đạo đức

AI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích chuyển đổi nhưng việc áp dụng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các tổ chức phải có sẵn sàng khung chính sách và bộ quy tắc để hướng dẫn thực thi việc quản lý dữ liệu và hệ thống một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Mặc dù hầu hết các tổ chức ở Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của quản trị AI nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Quyền riêng tư dữ liệu là một rủi ro chính, chỉ có 35% tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ có các chính sách và quy tắc AI rất toàn diện. Sai lệch dữ liệu là một vấn đề khác khi có chưa đến ¼ (21%) các tổ chức không có hệ thống để phát hiện các sai lệch dữ liệu.

Khi tác động của AI ngày càng lớn, các khung pháp lý sẽ tiếp tục phát triển theo, khiến các công ty bắt buộc phải cập nhật các quy định liên quan ở cả địa phương và quốc tế, đồng thời triển khai các chính sách nội bộ để kịp thời giải quyết vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, cũng như việc sử dụng AI một cách có trách nhiệm và đạo đức.

Điều này bao gồm việc triển khai các biện pháp an ninh mạng cứng rắn nhằm xem xét các lỗ hổng tiềm ẩn do hệ thống AI gây ra cũng như liên tục đào tạo và nâng cao kỹ năng để đảm bảo nhân viên đủ năng lực xử lý rủi ro. Các công ty xây dựng ứng dụng AI sẽ phải cân nhắc về việc đưa tính bảo mật, quyền riêng tư và sự tin cậy vào các quy trình thiết kế trong suốt vòng đời đổi mới cũng như ứng dụng của AI trong các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động doanh nghiệp.

Con người và khả năng thích ứng thay đổi là cốt lõi để chuyển đổi số thành công

Khi các công ty ở Việt Nam tiếp tục hành trình số hóa, họ phải đảm bảo rằng nhân lực của mình theo kịp tốc độ tăng trưởng. Trong khi ngành công nghệ tiếp tục phát triển, nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn nhân lực thì vẫn thiếu. Điều này mang đến cơ hội cho các tổ chức đào tạo các chuyên gia công nghệ sẵn sàng cho tương lai, những người được trang bị kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với bối cảnh công nghệ đang phát triển.

Đó cũng chính là lúc những chương trình skills-to-job như Cisco Networking Academy có thể giúp thu hẹp khoảng cách nhân tài công nghệ hiện tại. Chương trình đã hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học để trang bị cho hơn 74.000 sinh viên tại Việt Nam những kỹ năng được săn đón nhiều trong ngành như an ninh mạng, khoa học dữ liệu và kết nối mạng. Chương trình này cũng đặt ra mục tiêu đào tạo 6,7 triệu người ở Châu Á Thái Bình Dương về kỹ năng số và an ninh mạng vào năm 2032.

Ngoài việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài mạnh mẽ, các tổ chức cũng cần đảm bảo rằng họ xây dựng nền văn hóa phù hợp, có mục đích.


Hoàng Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo