Kinh tế số

Nền kinh tế số giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

DNVN – Theo PGS.TS. Bùi Đức Thọ, kinh tế số không những giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được nhanh chóng và thuận tiện mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế số cũng tạo ra những thách thức mới mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết.

Nền tảng kinh tế số ‘Made in Vietnam’ vì sao chưa nở rộ? / Đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP

Nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu cùng các giảng viên và nghiên cứu sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế số, mới đây, Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số kết hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo quốc gia với tên gọi “Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu cùng các giảng viên và nghiên cứu sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế số.

PGS.TS. Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng – Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc hội thảo.

PGS.TS. Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng – Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng – Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, Thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ xuyên ngành thế hệ mới, mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), cùng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số.

Ông cho rằng, kinh tế số không những giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được nhanh chóng và thuận tiện mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nổi bật, kinh tế số cũng tạo ra những thách thức mới như cần phải hoàn thiện khung thể chế pháp lý và kiến tạo các điều kiện nền tảng để thúc đẩy phát triển.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Bùi Đức Thọ cũng bày tỏ nguyện vọng, mong các nhà khoa học, nhà quản lý và quý vị đại biểu sẽ cùng thảo luận, chia sẻ thẳng thắn, nêu rõ quan điểm, định hướng, giải pháp cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tính khách quan, khoa học và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Các khách mời tham dự hội thảo.

Các khách mời tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm.

Buổi hội thảo quốc gia “Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” cũng tập trung vào các vấn đề liên quan đến lý luận chung và quan điểm về phát triển nền kinh tế số; phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam ở góc độ vĩ mô và vi mô; đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái qua đó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số; phát triển kinh tế số và nhân lực số tại Việt Nam thực trạng và giải pháp; kinh tế số và nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam trong những năm sắp tới; chuyển đổi kỹ thuật số trong Kỷ nguyên AI; các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử, công nghệ xử lý và phân tích dữ liệu, sản xuất thông minh, quản trị thông minh, nông nghiệp thông minh, giáo dục thông minh...

Trong phần thảo luận mở, các chuyên gia, các nhà khoa học dự Hội thảo cũng đóng góp nhiều ý kiến, nhận xét, cùng thảo luận, phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế số - bài học cho Việt Nam như: đồng bộ về hệ thống chính sách, pháp luật, đẩy mạnh công tác giáo dục cộng đồng để tạo sự hiểu biết, đồng thuận xã hội tiếp cận nền kinh tế số, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục để có nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế số tốt nhất trong những năm tới đây.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm