Kinh tế số

Ngân hàng ảo, Fintech sẽ là đối thủ nặng ký khi số hóa ngân hàng

DNVN - Quá trình số hóa ngân hàng đang tạo nhiều thách thức, trong đó, có việc xuất hiện nhiều dịch vụ mới, với các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện như ngân hàng ảo, các công ty công nghệ tài chính (Fintech).

Chuyển đổi đầu số SIM 11 số sang 10 số: Cách thay đổi số đăng ký với ngân hàng / Ngân hàng lại đồng loạt rao bán ôtô giá rẻ

Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe - Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bối cảnh công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Chính điều này đang làm mờ đi danh giới về ngành khó phân biệt đâu là thương mại điện tử, đâu là dịch vụ tài chính ngân hàng đưa đến thách thức lớn cho cơ quan quản lý.
Xuất hiện ngân hàng ảo, ngân hàng ngoài phạm vi ngân hàng
Đánh giá về tiến trình số hóa của ngân hàng Việt Nam, chuyên gia Phạm Xuân Hòe cho rằng, theo cách phân đoạn của chuyên gia về IT về quy trình số hóa, các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết đang ở giai đoạn thứ 2 (chuyển đổi kỹ thuật số). Chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Số hóa ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trong khi, số hóa ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là việc xuất hiện nhiều đối thủ mới cạnh tranh trong kinh doanh.
Theo đó, số hóa với hệ sinh thái dịch vụ tài chính và nền tảng API mở tạo cơ hội tận dụng và tạo ra sức mạnh tổng hợp, tạo ra tính kinh tế về quy mô cho hoạt động cung ứng dịch vụ, và là cơ hội để các ngân hàng vươn ra các hoạt động ngoài ngân hàng (banks beyond banking) nhưng cũng đặt ra nguy cơ là sự xuất hiện của các đối thủ mới (các ngân hàng ảo), các công ty công nghệ tài chính lớn, và các hoạt động ngân hàng nằm ngoài phạm vi các ngân hàng (banking beyond banks). IPO cty Ant’s Group của Alibaba lách sang dạng công ty công nghệ là một ví dụ.
Số hóa ngân hàng cũng tạo ra những thay đổi to lớn về lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Phân tích của công ty tư vấn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Oliver Wyman cho rằng, trong quá trình số hóa, 45% công việc hiện tại trong khu vực tài chính có thể được tự động hóa, 30% công việc còn lại sẽ thay đổi với những nhiệm vụ chính rất khác biệt so với hiện nay. Điều này tạo ra cuộc cạnh tranh toàn cầu để thu hút và tuyển dụng được những nhân lực tốt nhất tiến trình số hóa.
Số hóa ngân hàng cũng đang phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng lớn, và các tổ chức tài chính phải đối mặt với những lựa chọn đánh đổi quan trọng trong việc cải thiện sức bền và khả năng chống đỡ trong môi trường mạng. Theo đánh giá từ kết quả khảo sát của Oliver Wyman, các cuộc tấn công mạng được các lãnh đạo của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế phát triển đánh giá là rủi ro toàn cầu số 1 trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh.
Trong khi, hành lang pháp lý quản lý hoạt động số hóa ngân hàng đang còn rất thiếu ở Việt Nam.
Không áp dụng blockchain thái quá

Dẫn từ kinh nghiệm quốc tế để áp dụng vào Việt Nam, ông Hòe cho rằng, quá trình số hóa là một cuộc chơi dài và các ngân hàng cần phải có các hành động chuẩn bị.
Ngân hàng cần phải có sự chia sẻ giữa các đơn vị kinh doanh, các nhà quản lý trong quá trình thẩm tra và quyết định cho phép một mô hình kinh doanh mới được triển khai khi số hóa.
Hiện nay, mặc dù các ngân hàng tại Việt Nam đã có những gói đầu tư lớn về dữ liệu nhưng dường như vẫn chưa có được hệ thống dữ liệu sạch, đồng nhất, chưa tạo được sự kết nối liên thông đầy đủ.
Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin, trong đó nâng cao hiệu quả và khả năng tiếp cận các thông tin từ Trung tâm thông tin Tín dụng quốc gia (CIC).
“Việc ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình số hóa như blockchain phải có sự suy xét, cân nhắc thực trạng hiện tại, liệu blockchain có thể thay thế được hệ thống corebanking của các ngân hàng. Thay vì áp dụng blockchain một cách thái quá, phải phải khôn khéo lựa chọn các sản phẩm để ứng dụng blockchain phù hợp với hiện trạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, ông Hòe nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chuyên gia Viện Chiến lược Ngân hàng đề nghị Chính phủ sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo kiện kết nối mở cho tổ chức tín dụng truy xuất theo thẩm quyền được duyệt; có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ 3.
Về xây dựng cơ chế e-KYC, Chính phủ sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulator sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó Sandbox cho Mobile Money mới chỉ là khởi đầu. Cần xây dựng cơ chế kết nối mở chia sử dữ liệu và kết nối kinh doanh (Open API) và định hình chiến lược kinh doanh khi chuyển đổi số hóa theo kịch bản phù hợp với năng lực của từng tổ chức tín dụng, hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kỹ thuật số quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại, tài chính trong kỷ nguyên số.
“Cần có quan điểm mở tạo hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo, cân bằng giữa quản lý an toàn với đổi mới sáng tạo (đi liền với rủi ro). Bài toán bước đi trong mở chi nhánh truyền thống hay kênh ngân hàng số cần được tính toán trong bước đi chiến lược”, ông Hòe đề xuất.
Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm