Ngân hàng ứng dụng công nghệ tăng tốc số hóa
Bảo mật dữ liệu: Yếu tố "sống còn" trong kinh tế số / Nhiều doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu để xuất khẩu trực tuyến
Theo Hướng dẫn đầu tư cho chuyển đổi số toàn cầu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) phát hành vào tháng 10/2022, ngành ngân hàng được dự báo sẽ có tỷ lệ tăng trưởng đáng kể về các khoản chi tiêu cho chuyển đổi số, với mức tăng trưởng trung bình (CAGR) trong mỗi 5 năm là 19,4%, tiếp sau đó là ngành dịch vụ đầu tư và chứng khoán, dự kiến có mức CAGR đạt 20,6%.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có hiệu suất tốt nhất thế giới trong lĩnh vực ngân hàng số, với khoảng 15 nghìn tỷ đồng (631,18 triệu USD) được đầu tư vào chuyển đổi số.
Trong bối cảnh đó, PVcomBank thực hiện chuyển đổi mô hình dữ liệu, xử lý kết nối, thực hiện định tuyến tin nhắn, chuyển đổi các giao thức truyền thông và có thể quản lý tổ hợp nhiều yêu cầu khác nhau, PVcomBank đã tin tưởng sử dụng IBM CP4I như một nền tảng công nghệ cho hệ thống Trục tích hợp (Enterprise Service Bus - ESB) của ngân hàng.
Hệ thống ESB đảm bảo tính kết nối, an toàn và bảo mật thông tin, đồng thời liên tục nâng cao hiệu suất hệ thống, cho phép ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc triển khai dự án và đồng thời đảm bảo tính tương thích và đồng bộ của các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Với giải pháp CP4I làm cơ sở, nền tảng tích hợp lai hiện nay cho phép ngân hàng kết nối các ứng dụng đám mây và vật lý, bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình truyền tải, với kiến trúc tích hợp linh hoạt được rút ra từ hàng trăm tương tác của khách hàng và ghi nhận những thay đổi đáng kể ảnh hưởng đến môi trường tích hợp.
Theo ông Nguyễn Tuấn Khang, Giám đốc Khối Giải pháp Phần mềm, IBM Việt Nam cho biết điều này không chỉ đặt nền móng cho nền tảng Open Banking API của ngân hàng, mà còn là yếu tố chính trong việc xây dựng năng lực cốt lõi của ngân hàng trong công nghệ tích hợp, ngày hôm nay và trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo