Kinh tế số

Nhận diện các nguy cơ tấn công hệ thống thông tin của doanh nghiệp

DNVN - Ứng dụng công nghệ số giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tấn công hệ thống thông tin, đe dọa tính bảo mật và an toàn dữ liệu.

Không nên coi công nghệ thông tin là đối tượng dẫn dắt chuyển đổi số doanh nghiệp / Con đường phát triển doanh nghiệp trong thời đại số

Việc nhận diện các nguy cơ tấn công hệ thống thông tin sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình chuyển đổi số.

Từ thực tế cho thấy có 3 phương thức tấn công chủ yếu mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Thứ nhất là tấn công giả danh (Spoofing Attack): Là phương thức tấn công mà tin tặc làm giả thông tin hoặc danh tính của họ để trông giống như một người thật hoặc một địa chỉ đáng tin cậy.

Cách thức này thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật để làm giả thông tin. Ví dụ, tin tặc sử dụng email giả mạo để lừa đảo người dùng nhấn vào các liên kết có hại. Do vậy, nếu bất cẩn, tin tặc có thể truy cập vào thông tin quan trọng của doanh nghiệp và có thể đánh cắp hoặc xóa dữ liệu.

Thứ hai là tấn công thông tin xác thực (Credentials Attack). Đây là loại tấn công mà tin tặc cố gắng đánh cắp hoặc thu thập thông tin đăng nhập và xác thực của người dùng hay hệ thống để tiến hành các hoạt động xâm nhập hoặc lừa đảo.

Tin tặc thường sử dụng các kỹ thuật như Brute Force Attacks (tấn công mật khẩu bằng cách đoán và thử từng mật khẩu có thể), Phishing (lừa đảo người dùng để họ cung cấp thông tin đăng nhập), Keylogging (ghi lại mật khẩu khi người dùng nhập chúng).

Nếu tin tặc thành công, chúng có thể chiếm đoạt tài khoản hoặc tài sản trực tuyến của bạn.

Thứ ba là tấn công bằng các kỹ thuật đánh lừa (Social Engineering). Phương pháp tấn công này tập trung vào sự tin tưởng hoặc tính cách của người dùng để lừa đảo và thực hiện các hành động không mong muốn.

Tin tặc sử dụng các kỹ thuật tâm lý và xã hội để đánh lừa người khác, chẳng hạn như lừa đảo qua điện thoại hoặc gửi email giả mạo. Do đó, nếu tin vào thông tin giả mạo hoặc thực hiện theo các yêu cầu của kẻ xấu, chúng ta có thể mất tiền và tài sản của mình.

Bên cạnh đó còn rất nhiều hình thức tấn công khác mà doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP. Hà Nội nói riêng cần lưu ý để bảo đảm an toàn thông tin, hướng tới chuyển đổi số phát triển bền vững.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại đây.

Hoàng Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm