Top thương hiệu Việt được mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở Trung Quốc
Alibaba gặt hái 498,2 tỷ Nhân dân tệ (74,1 tỷ USD) trong ngày 11/11 / Nền kinh tế số giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Trên bảng tổng hợp của Alibaba, thực phẩm chức năng và bộ chăm sóc da chiếm năm danh mục hàng đầu của các sản phẩm nhập khẩu được người tiêu dùng Trung Quốc mua nhiều nhất, một dấu hiệu cho thấy sự đa dạng và chất lượng mà các thương hiệu Đông Nam Á cung cấp đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của người tiêu dùng Trung Quốc.
Cụ thể, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống (F&B) - bao gồm cà phê hòa tan, đồ uống đống chai, các loại hạt, sản phẩm từ sữa và thực phẩm ăn liền – nằm trong những danh mục hàng đầu mà người mua hàng Trung Quốc mua từ Việt Nam.
Dưới đây là những thương hiệu và mặt hàng bán chạy nhất của Việt Nam sang Trung Quốc trong Lễ hội mua sắm toàn cầu 11.11 năm 2020 của Alibaba:
Top các thương hiệu Việt bán chạy nhất trên sàn thương mại điện tử Alibaba.
Ông Lý Thanh Hải, Tổng Giám đốc phụ trách thị trường Trung Quốc, Tập đoàn Trung Nguyên Legend cho biết, Tmall Global tập trung vào phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc đại lục, những người theo đuổi lối sống chất lượng cao mà cà phê G7 là đại diện. Từ khi cửa hàng G7 đầu tiên ở nước ngoài chính thức được mở cửa vào tháng 1 năm 2019, chúng tôi luôn coi Lễ hội 11/11 là thời điểm quan trọng nhất để bứt phá doanh số của mình. Năm nay, với sản phẩm mang lại lợi ích tuyệt vời, danh tiếng thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng, trải nghiệm mua sắm tận tâm và hoạt động quảng bá trên kênh bán hàng hiệu quả, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu doanh số chung. Trong năm tới, ngoài sản phẩm cà phê G7, chúng tôi còn tập trung tâm huyết để không chỉ mang đến nhiều sản phẩm cà phê chính hãng hơn mà còn đem cả thế giới cà phê đến với người tiêu dùng Trung Quốc. "
Bà Châu Kim Yến, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) cho biết, "Betrimex được thành lập năm 1976 và từ đó đến nay đã có những bước tiến vững chắc và khẳng định vị thế là đơn vị hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu dừa. Thông qua thương hiệu HEYOCOCOXIM, chúng tôi luôn lấy xuất khẩu làm lĩnh vực trọng tâm. Tmall Global có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với mục tiêu của chúng tôi là phục vụ người tiêu dùng toàn cầu. Đây là năm đầu tiên chúng tôi tham gia vào Lễ hội 11/11 và chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ người tiêu dùng ở Trung Quốc và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để phục vụ họ."
Việc tăng cường tập trung vào khả năng tiếp cận nhiều thương hiệu xuyên biên giới hơn, cùng với việc bổ sung giai đoạn mua sắm thứ hai trong Lễ hội năm nay, đã cung cấp cho các thương hiệu địa phương một thị trường rộng hơn và dễ tiếp cận hơn để giới thiệu sản phẩm của họ trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba nhắm tới tất cả người mua sắm trên toàn thế giới. Số lượng thương hiệu nước ngoài cao hơn bao giờ hết đã ra mắt lần đầu tiên trong Lễ hội mua sắm mang tính bước ngoặt này của Alibaba, với 2.600 thương hiệu nước ngoài mới từ khắp nơi trên thế giới. Lễ hội có sự tham gia của 31.766 nhà bán hàng xuyên biên giới, so với 22.000 nhà bán hàng nước ngoài từ 78 quốc gia và khu vực vào năm ngoái.
Năm nay, Lễ hội 11/11 của Alibaba đã tiếp tục ghi nhận một con số Tổng giá trị hàng hóa (GMV) kỷ lục là 498,2 tỷ NDT, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo