Quốc tế

Chuyên gia: Không thể chấp nhận NATO hành xử với Thổ Nhĩ Kỳ

Một trong những vấn đề lớn nhất trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Đức là việc Berlin tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và hậu cần cho nhóm khủng bố PKK tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép nhóm nghị sĩ của Quốc hội Đức đến thăm binh sĩ Đức tại căn cứ không quân gần thành phố Konya, nhưng đại diện của NATO - bà Rose Gottemoeller, Phó tổng thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đã gửi thư đến Berlin mời các nghị sĩ Đức đến thăm căn cứ này.

Căn cứ không quân gần thành phố Konya.

Thổ Nhĩ Kỳ có lý do để không cho phép phái đoàn Đức đến thăm căn cứ NATO nằm trên lãnh thổ nước này. Mọi người đều biết rằng, Berlin tiếp tục hỗ trợ Đảng Công nhân Kurd (PKK), mà theo quan điểm của Ankara, điều đó không thể chấp nhận được.

Mặt khác, các quan chức NATO không có quyền gây áp lực lên một nước có chủ quyền và hành động thay mặt chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong các vấn đề chính trị quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Koray Gürbüz, chuyên gia quân sự tại Đại học Bilkent có trụ sở tại Ankara, cựu Chủ tịch Hội Chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ, nói lên ý kiến này.

"Một trong những vấn đề lớn nhất trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Đức là việc Berlin tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và hậu cần cho PKK. Đối với Ankara, hành động này không thể chấp nhận được. 

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên NATO và một ứng cử viên gia nhập EU. Vì thế, nếu Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một nhóm khủng bố, thì Đức  cũng phải thừa nhận điều đó. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia độc lập và có chủ quyền. 

Họ không thể đến thăm các căn cứ quân sự nằm trên lãnh thổThổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào họ muốn, ngay cả khi đây là các căn cứ của NATO.  Để tổ chức chuyến thăm căn cứ Konya của nhóm nghị sĩ, chính phủ Đức cần phải gửi yêu cầu đến các cơ quan có thẩm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải đến các cơ quan của NATO.

 

Còn hành vi của bà Gottemoeller có thể được gọi là "lạm dụng quyền hạn" và không thể chấp nhận được. Theo luật pháp quốc tế và trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương mang chữ ký của Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện NATO không có quyền gây áp lực lên một nước có chủ quyền và không thể hành động thay mặt chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong các vấn đề chính trị quốc tế". 

Nên đọc
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo