Chuyên gia Nga bày cách đối phó với siêu vũ khí mới của Mỹ
Theo Sputnik, trước đó, Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã chính thức cho phép bắt đầu sản xuất bom hạt nhân hiện đại hóa B61-12.
"Bom sẽ không qua hiện đại hóa, mà sẽ được cải tiến… Cũng không mất nhiều thời gian, tối đa là 1,5 năm và sau đó bom sẽ được cung cấp và xuất kho. Phía Nga chỉ có thể đưa ra biện pháp đối phó duy nhất là chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tổ hợp tên lửa "Iskander", — ông Sivkov nói.
Ông nói thêm rằng đặc điểm của bom B61-12 là có độ chính xác rất cao.
"Việc sản xuất các quả bom đó sẽ mở rộng đáng kể khả năng của máy bay chiến thuật Mỹ để tiêu diệt các cứ điểm chỉ huy tầm chiến lược được bảo vệ an toàn nhất của chúng ta. Các phiên bản bom đổi mới trước đó đã được bố trí tại châu Âu, và không có nghi ngờ gì rằng phiên bản nâng cấp tiếp theo cũng sẽ được gửi tới đó." — ông Sivkov nói.
Theo đánh giá của các chuyên gia mỹ, bom B61-12 không nổi trội về sức công phá. Thực tế, đương lượng (đơn vị đo lường trong hóa học và sinh học) nổ của nó chỉ đạt khoảng 50 kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Bom nguyên tử B83 có đương lượng nổ lớn gấp 24 lần.
Điều khiến B61-12 trở thành thứ vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất nằm ở tính khả dụng. B61-12 là bom nguyên tử dẫn đường đầu tiên của Mỹ với sai số trượt mục tiêu chỉ 30m, nhỏ hơn nhiều so với các thế hệ bom trước đây.
Thêm vào đó, việc sức công phá không quá lớn cũng góp phần nâng cao tính linh hoạt của B61-12. Người ta có thể dễ dàng thay đổi thông số này xuống các mức thấp hơn tiêu chuẩn để phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Sức nổ của bom được điều chỉnh giảm nhờ một hệ thống kết nối điện tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo