Cơ hội cà phê Robusta Việt Nam thâm nhập thị trường Brazil
Theo Reuters, trong tương lai gần có thể bắt đầu phân phối loại cà phê này từ Việt Nam, nhưng với số lượng hạn chế. Phòng Thương mại Brazil (CAMEX) đã cấp giấy phép mua cà phê ở nước ngoài.
Đối với cà phê nhập, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng ở mức 2% trị giá sản phẩm. Hạn ngạch cho thấy cuối tháng 5/2017 trong nước có thể được giao 1 triệu bao cà phê, mỗi bao có trọng lượng 60 kg, nhưng không quá 250.000 bao mỗi tháng.
Hiện Brazil đang là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới.Năm 2016, nước này có mùa thu hoạch cà phê Arabica cao kỷ lục, tuy nhiên vụ cà phê Robusta năm ngoái đã giảm xuống mức của năm 2004 do hạn hán nghiêm trọng ở bang Espírito Santo.
Theo nhìn nhận của giới kinh doanh, thị trường cà phê thế giới hiện đang theo dõi sát sao tình hình tại Brazil với tâm lý giao dịch thận trọng trước khi chính phủ công bố quyết định cuối cùng.
Ngay sau khi Chính phủ Brazil phê duyệt kế hoạch nhập khẩu cà phê Robusta, giá cà phê thế giới bắt đầu tăng giá. Cụ thể, giá hợp đồng cà phê robusta giao dịch trên sàn ICE châu Âu tăng 1 – 2% trong cả phiên 16/2; trong đó, giá robusta giao tháng 3/2017 tăng mạnh nhất. Tương tự trên sàn ICE Mỹ, giá cà phê arabica cũng tăng khoảng 0,9 – 1,25%, với giá hợp đồng giao trong tháng tới cũng tăng mạnh nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững