Có lãi nhờ... cắt giảm chi phí và kinh doanh phụ!
Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 11,65 tỉ đồng trong quý 3, tăng gần 10 lần so cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận TTF cải thiện tích cực phần lớn nhờ công ty đã mạnh tay cắt các chi phí như chi phí tài chính giảm hơn 27%, chi phí quản lý giảm hơn 30%, chi phí bán hàng giảm gần 40% so cùng kỳ.
Còn Công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIG) lại hưởng quả ngọt từ hoàn nhập dự phòng liên tiếp trong quý 2, quý 3. Trong quý 3, VIG đã lãi được 1,6 tỉ đồng trong đó nhờ hoàn nhập dự phòng tài chính.
Cũng nhờ vào cổ tức và bán vốn góp mà Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) có lợi nhuận vượt trội. Trong công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3, PNJ ghi nhận doanh thu 1.518 tỉ đồng, giảm 77% so cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế bất ngờ tăng đến 74%, đạt 87 tỉ đồng, nhờ các chi phí được cắt giảm đáng kể, nhưng phần lớn là nhờ doanh thu tài chính cao đột biến so cùng kỳ, đạt 60,4 tỉ đồng. Theo đó, công ty được chia cổ tức lợi nhuận 12,46 tỉ đồng và gần 45 tỉ đồng là doanh thu hoạt động tài chính khác chủ yếu nhờ bán vốn góp tại Công ty Năng lượng Đại Việt.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công (TCM), lợi nhuận sau thuế của TCM âm 540 triệu đồng nhưng công ty này đã không phải chịu lỗ nhờ phần lợi nhuận của các công ty liên kết, liên doanh đỡ lại. Theo đó, lợi nhuận các đơn vị này mang lại 728 triệu đồng quý 3 và đạt 4,29 tỉ đồng trong chín tháng đầu năm.
Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Bắc Giang (BGM) giải trình kết quả kinh doanh lỗ quý 3 là do công ty chỉ có một lượng nhỏ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bán thành phẩm tồn kho từ cuối năm 2011 (giá vốn hàng tồn kho cao), trong khi đó chi phí phát sinh trong kỳ lại cao, nhà máy mới được hoạt động trở lại… nên quý 3 công ty bị lỗ.
Trong quý 1, quý 2 SAM còn có lãi nhờ hoàn nhập dự phòng, nay “quả ngọt” đã hết, trong quý 3 SAM lỗ ròng 23,35 tỉ đồng. TH1 cũng không còn hoàn nhập như quý 2, lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm hơn 80% so cùng kỳ năm trước…
Lợi nhuận quý 3 và chín tháng đầu năm nhiều doanh nghiệp trên sàn đã giảm mạnh, vậy nên trong thời buổi kinh doanh khó khăn hiện nay, có lãi là doanh nghiệp đã mừng. Theo TS Lê Đạt Chí, (trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh), ngày càng nhiều doanh nghiệp tích cóp từng đồng cho lợi nhuận bằng việc cắt giảm các loại chi phí. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có lãi không nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà dựa vào những hoạt động khác như hoàn nhập dự phòng, bán tài sản, lãi tài chính… hay nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ hưởng lợi vào việc trữ nguyên phụ liệu giá thấp chứ không phải do năng lực sản xuất tăng… đều không phải là lợi nhuận bền vững… Bởi khi các yếu tố này không còn, thu nhập cũng theo đó mất đi phần lớn, lợi nhuận đột biến sẽ khó thể tiếp tục có được trong tương lai.
Trần Anh (Theo SGTT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động