Cổ phần hóa ngành đường sắt: Gánh nặng ở công ty con
Theo đề án điều chỉnh nội dung tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt (VNR) đã được Bộ Giao thông vận tải trình lên Thủ tướng, giai đoạn cuối 2014, đầu 2015 được coi là khoảng thời gian cấp tập để tái cơ cấu con tàu được đánh giá là "cũ kỹ", "lạc hậu" nhất ngành giao thông.
Nếu được Chính phủ phê duyệt, trong 3 tháng cuối năm 2014, VNR phải hoàn tất một khối lượng công việc rất lớn, bao gồm chuyển đổi 2 công ty quy mô nhất trong khối vận tải là Hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. Đây vốn là những đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty và sẽ được chuyển thành các công ty TNHH MTV, làm cơ sở để cổ phần hóa trong năm 2015.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với các kế hoạch cổ phần hóa các ông lớn khác đó là lộ trình chào bán cổ phiếu công ty mẹ không được đề cập ở cả tờ trình cấp Tổng công ty lẫn của Bộ Giao thông gửi Thủ tướng.
Giải thích với VnExpress về điểm đặc biệt này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, người được Bộ trưởng Đinh La Thăng giao nhiệm vụ sao sát, đốc thúc tái cơ cấu VNR cho hay sẽ không có chuyện cổ phần hóa công mẹ Đường sắt như các tổng công ty 90, 91 trong ngành. "Do nắm trong tay một khối lượng rất lớn cơ sở hạ tầng đường sắt, trong khi chủ trương của Chính phủ là phần này sẽ do Nhà nước nắm giữ, nên sau tái cơ cấu, tổng công ty vẫn hoạt động theo mô hình mẹ con", ông Đông nói.
Vì vậy, theo Thứ trưởng Đông, trọng tâm kế hoạch cổ phần hóa ngành đường sắt sẽ nằm ở lộ trình IPO các công ty vận tải, khối dự kiến đem về hơn 80% doanh thu cho VNR trong năm nay. "Như với hai công ty vận tải lớn nhất là Hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. Đây chính là lĩnh vực mà ngành muốn tập trung thu hút sự tham gia từ bên ngoài để xóa độc quyền, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh", ông Đông ví dụ.
Cùng với kế hoạch IPO hai công ty chủ lực của khối vận tải, 2 đơn vị cung cấp sức kéo lớn nhất ở hai miền là Nhà máy xe lửa Dĩ An và Nhà máy xe lửa Gia Lâm cũng đã được xác định lộ trình trở thành công ty cổ phần trong năm 2015.
Theo đó, trước khi IPO công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ được tách ra để chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ, xong trước ngày 31/12/2014.
Tuy nhiên, với Nhà máy Xe lửa Dĩ An, đơn vị này lại được Bộ chủ quản đẩy lên sớm hơn một bước so với đề xuất của VNR, với mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa ngay trong quý IV này thay vì trước 31/12/2015 như tờ trình hồi tháng 8 của tổng công ty.
Tại tờ trình nói trên, VNR cũng đề nghị Bộ Giao thông cho phép thoái toàn bộ vốn góp tại 10 công ty cổ phần khác. Cơ quan quản lý cho biết việc thoái vốn này sẽ được Tổng công ty hoàn tất trong tháng 9. Như vậy, đến hết năm nay VNR sẽ chỉ còn nắm giữ không quá 30% cổ phần tại 4 công xây lắp, thay vì 14 doanh nghiệp như trước.
Hiện vốn của VNR tại các công ty cổ phần này xấp xỉ 290 tỷ đồng. Số tiền nếu thoái thành công này được hy vọng sẽ giúp cho công ty mẹ có thêm nguồn lực để nâng cấp hệ thống kế toán, cải thiện chất lượng dịch vụ của khối vận tải – đã được xác định là xương sống của VNR sau cổ phấn hóa.
Cùng với đó, trong kế hoạch tái cơ cấu quy mô nhất từ trước đến nay, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu trước năm 2016 sẽ cổ phần hóa xong 20 công ty quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.
Thứ trưởng Đông cho rằng, so với tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Bộ Giao thông với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2015 thì kế hoạch cổ phần hóa của VNR đã rất gấp gáp. Do vậy, ngành đường sắt không thể chần chừ thêm nữa.
Vẫn theo ông Đông, đến nay doanh nghiệp này đã cơ bản hoàn thành sắp xếp khối vận tải theo mô hình mới như chia tách thành hai công ty khách theo địa giới hành chính, sáp nhật công ty vận tải hàng hóa… “Các công ty sau khi tổ chức lại đã ổn định tổ chức, kinh doanh đã có tăng trưởng. Đây là điều kiện để Tổng công ty tăng tốc tiến trình cổ phần hóa”, Thứ trưởng nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg