Hi-tech

Công nghệ thông tin trở thành xu hướng kết nối phát triển của châu Á

Những người làm việc ở châu Á dễ đàng có cơ hội trở thành triệu phú đô la hơn và tại khu vực này, công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, kết nối các nền kinh tế khu vực.

 Đánh giá về sự phát triển của châu Á - Châu Đại Dương, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam từng nhận định, đây là khu vực rất năng động, có số người giàu, là triệu phú đô la lớn nhất so với các khu vực khác và đặc biệt, công nghệ nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng đang làm cho thế giới thay đổi theo chiều hướng tốt lên.

Còn đại diện Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) ông Abdulah Kafi cho rằng, không nói đâu xa, Việt Nam là câu chuyện thành công tiêu biểu của khu vực châu Á - Châu Đại Dương, ngành CNTT - viễn thông của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang hoạt động rất thành công ở nhiều thị trường lớn, có bề dày phát triển CNTT như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. Có những doanh nghiệp như FPT Software, TMA Solutinons hiện đang là những doanh nghiệp Việt Nam đứng hàng đầu ở Đông Nam Á về trình độ công nghệ cao, đối tác cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các tập đoàn hàng đầu thế giới. 
 
Bất cứ mảng màu nào của cuộc sống cũng dễ dàng bắt gặp sản phẩm của công nghệ thông tin. Ảnh minh họa
 
Theo Hiệp Hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa), FPT Software doanh thu năm 2013 đạt 101 triệu USD, TMA Soltuions doanh thu 27 triệu USD. Hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam đều đã đạt quy trình quản lý chất lượng quốc tế cao như ISO 9001:2008, CMMI Level 5, ISO 27001:2005.
 
Đánh giá về tương lai phát triển của CNTT châu Á, tổ chức IDC và Gartner dự báo, dự kiến từ năm 2015 - 2016, doanh thu từ SMAC khu vực sẽ đạt khoảng 1.200 tỷ USD. Trong đó, mảng social có 2,18 tỷ người dùng, đạt 34 tỷ USD doanh thu. Mảng Mobility tăng số lượng người sử dụng thiết bị di động lên 1,3 tỷ, với 2 tỷ thiết bị kết nối, đạt khoảng 735 tỷ USD doanh thu. Mảng Big data cần thêm 4,4 triệu kỹ sư với tổng doanh thu 232 tỷ USD và mảng Cloud sẽ đạt 207 tỷ USD doanh thu. Xoay quanh nền tảng công nghệ này, vấn đề là cơ hội và thách thức các doanh nghiệp trẻ ASEAN nói chung cũng như của Việt Nam khi phải năng động và sáng tạo hơn để tránh tụt hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tốt hơn.
 
Hiện tại, sự đóng góp của ngành CNTT vào sự năng động của khu vực trong thấp niên tới được kỳ vọng vô cùng quan trọng. Nhiều nền kinh tế trong khu vực đang lên kế hoạch tận dụng lợi thế từ những lợi ích trong việc đứng đầu tăng trưởng của CNTT. Cụ thể như vốn thấp, giảm thời kỳ thai nghén dự án, tăng số lượng việc làm, cơ hội xuất khẩu và các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn...
 
Những nước kém phát triển hơn có thể theo đuổi sự đứng đầu về tăng trưởng của CNTT, để có thể có thêm nhiều lợi ích trong việc hội nhập dễ dàng hơn vào xu hướng toàn cầu.
 
Cũng đánh giá về vai trò của CNTT trong khu vực châu Á và Châu Đại Dương, các chuyên gia kinh tế nói rằng, khu vực này nhận ra được sự phổ biến CNTT sẽ làm tăng gấp bội những lợi ích từ nó màn lại và nó không chỉ cho các nền kinh tế mà còn cho sự phát triển của xã hội, sự thâm nhập ngày càng sâu rộng, thúc đẩy lượng khách hàng khổng lồ tăng lên.
 
Vài điều mà các chuyên gia lo ngại có thể là nhân tố kìm hãm sự phát triển đó là biến đổi khí hậu, già hóa dân số, sự nghèo nàn, bất ổn chính trị, vi phạm bản quyền và thiếu hụt nhân tài chất lượng cao.
 
Tuy nhiên, xu hướng chính phủ điện tử, thương mại di động và viễn thông giả định sẽ chiếm tỷ trọng lớn tại khu vực.
 
Theo VietQ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo