13 mẹo để có được thước phim hoàn hảo hơn trên thiết bị Android
Microsoft trình làng ứng dụng Office "tất cả trong một" / Trên tay iPhone 9: Khi thời trang là sự xoay vòng
1. Luôn vệ sinh ống kính
Lau mặt kính trước khi quay video
Bạn không thể có được bức ảnh, video đẹp với một ống kính đầy bụi và dính bẩn. Vì thế, hãy lau mặt kính trước khi quay video nhé. Đây có lẽ là điều đơn giản nhất và dễ dàng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện ngay lập tức chất lượng cảnh quay video , nhưng lại là một điều mà nhiều người bỏ qua mỗi khi họ quay video trên điện thoại thông minh.
2. Đừng che micrô
Hãy chú ý đến vị trí của micrô và đảm bảo bạn không lỡ tay che mất nó khi bạn quay video. Không có gì tồi tệ hơn là nhận được hình ảnh video tuyệt vời nhưng lại không thấy âm thanh đâu. Âm thanh cũng quan trọng không kém cảnh quay khi bạn muốn tạo ra video chuyên nghiệp. Hầu hết các micro tích hợp trên điện thoại thông minh hiện đại đều không có gì nổi bật. Nếu bạn thực sự muốn đưa video của mình lên cấp độ mới, hãy cân nhắc đầu tư vào một micrô chuyên dụng như Shure MV88 hoặc Rode SmartLav +.
3. Sử dụng cả 2 tay
Hãy sử dụng cả 2 tay trong lúc quay để có được 1 đoạn video mượt mà và ổn định nhất, hạn chế tối đa rung lắc. Nếu để khung hình bị rung trong lúc quay, đoạn phim của bạn sẽ không chuyên nghiệp cũng như người xem cũng khó theo dõi. Một số dòng smrtphone hiện nay đều tích hợp tính năng chống rung quang học, hãy tận dụng tính năng này để mang lại chất lượng tốt nhất cho video của bạn.
4. Quay phim theo chiều ngang
Không quay giờ để smartphone theo chiều dọc khi quay phim. Bạn sẽ dễ dàng chỉnh sửa lại video sau này. Với một hoạt cảnh ngoài trời, hãy cố gắng tận dụng các đường ngang để đoạn video được thẳng và cân đối. Hãy sử dụng đường chân trời, cạnh tòa nhà hoặc khung cửa sổ làm tham chiếu để duy trì góc độ. Tất cả những điều này nhằm giúp người xem không bị chóng mặt.
5. Chú ý những khu vực có độ tương phản cao
Điều chỉnh độ tương phản thích hợp
Bạn hãy thận trọng khi quay video trong các cảnh quá sáng hoặc vùng quá tối. Smartphone của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng sáng ở những vùng như vậy và kết quả là đoạn video sẽ gặp một số hiện tượng như vùng trời trở nên trắng xóa và vùng tối chỉ có màu đen. Hãy cố gắng định vị bản thân ở vị trí độ tương phản không quá cao. Độ tương phản cao có thể thích hợp việc chụp ảnh tâm trạng nhưng không tốt cho việc quay phim.
6. Sạc đầy pin
Quay video, đặc biệt là với độ phân giải 4K sẽ tiêu tốn rất nhiều dung lượng pin của thiết bị. Vì thế hãy chắc chắn rằng máy của bạn đã được sạc đầy trước khi tiến hành quay phim. Bạn nên sử dụng chế độ máy bay khi quay phim để một, hạn chế tiêu hao năng lượng cho các ứng dụng ẩn và hai, phòng trường hợp có người gọi đến làm gián đoạn quá trình quay phim.
7. Dọn dẹp bộ nhớ và dung lượng RAM
Video độ phân giải càng cao sẽ tiêu thụ kha khá dung lượng bộ nhớ. Vì thế để đoạn video không bị gián đoạn khi quay, hãy kiểm tra và dọn dẹp bộ nhớ.
8. Tránh di chuyển từ vùng tối ra vùng sáng
Việc quay một vật thể chuyển động từ khu vực tối sang khu sáng sẽ làm máy của bạn cân bằng sáng sai. Ánh sáng có thể gây ra một số vấn đề khi quay phim có đối tượng chuyển động, vì vậy hãy chú ý đến bất kỳ quá trình chuyển tiếp nào và luôn tìm kiếm điều kiện ánh sáng tối ưu .
9. Không sử dụng zoom kỹ thuật số
Không nên sử dụng zoom kỹ thuật số
Điện thoại thông minh không có ống kính di động như máy ảnh cao cấp, vì vậy việc thu phóng màn hình sẽ chỉ phóng to các pixel và giảm chất lượng video. Chỉ cần giữ điện thoại của bạn càng yên càng tốt và từ từ tiếp cận đối tượng. Điều này có thể mất một chút thời gian nhưng chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể mua phụ kiện ống kính cho điện thoại để xử lý zoom tốt hơn nhiều so với các phần mềm.
10. Chuyển động tự nhiên hết mức có thể
Khi cần di chuyển trong lúc quay, bạn nên đi làm sao cho thật khéo để đoạn video không bị giật, lag mà có những cảnh chuyển mượt mà nhất có thể. Hạn chế việc lia máy một cách đột ngột và quá nhanh.
11. Chụp ở chế độ 4K
Nếu smartphone của bạn có khả năng chụp ở chế độ 4K hoặc HDR hãy bật tính năng này lên để video có độ tương phản tốt hơn. Video HDR tạo ra độ tương phản cao hơn so với ảnh tiêu chuẩn và rất thích hợp với cảnh ngoài trời.
12. Quy tắc 1/3
Chủ thể của bức ảnh (hoặc video) phải đặt ở vị trí một phần ba của màn hình
Để chủ thể của bạn ở giữa màn hình là việc khá dễ dàng, tuy nhiên, không phải cứ quay cái gì thì cái đó cần phải được đặt ở giữa. Nếu biết cách bố trí đối tượng thì video của bạn chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn. Trong nhiếp ảnh, theo quy tắc 1/3, chủ thể của bức ảnh (hoặc video) phải đặt ở vị trí một phần ba của màn hình.
13. Đặt chế độ phơi sáng thủ công
Đặt mức phơi sáng theo cách thủ công thường sẽ mang lại kết quả tốt hơn là để phần mềm tự động làm điều đó
Nếu điều kiện ánh sáng không lý tưởng, đặt mức phơi sáng theo cách thủ công thường sẽ mang lại kết quả tốt hơn là để phần mềm tự động làm điều đó. Nếu bạn không chắc chắn cách thực hiện, hãy thử nhấn và giữ trên màn hình để truy cập cài đặt. Vấn đề với phơi sáng tự động là nó sẽ tự thay đổi trong khi quay phim và chắc chắn là không ai muốn điều đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò