6 sai lầm của lái xe khi đổ đèo gây nguy hiểm đến tính mạng
6 ôtô lắp ráp 'hàng hot' sắp ra mắt thị trường Việt / 5 nhóm phụ kiện chống nóng cho ô tô phổ biến ở Việt Nam
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE
Nếu để ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm Về N và thả trôi
Về N và thả trôi
Khi xe lăn bánh ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm. Nếu cần cho xe dừng lại, tài xế phải đạp phanh rất sớm, và xe cần một khoảng đường dài hơn bình thường để trượt đi trước khi có thể ngừng hẳn.
Làm như vậy, bộ phận phanh xe hao mòn nhiều hơn. Và vì không thể kềm chế với hiệu quả tức thì qua hệ thống phanh, chiếc xe có thể trở thành một “phi đạn” nguy hiểm, dễ gây tai nạn trên đường. Chính vì vậy mà tại Mỹ, cho xe đổ dốc với cần số tại điểm N bị coi là bất hợp pháp, mặc dầu phải thừa nhận rằng nhà chức trách khó có thể phát hiện vi phạm này.
Lấn làn, vượt ẩu
Lấn làn đối diện và vượt xe khác khi đang leo hoặc đổ đèo cực kỳ nguy hiểm, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn thương tâm nhưng nhiều tài xế mắc. Bởi chỉ một chút lơ là, một chút tính toán sai là có thể đánh đổi cả tính mạng mình.
Do đó, một nguyên tắc quan trọng là nên hạn chế vượt khi leo đèo và cả đổ đèo. Trong trường hợp vượt nên quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể. Khi vượt nên quyết đoán, vượt nhanh, không chần chừ, lưỡng lự. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, cua gấp, cua khuất nguy hiểm.
Giữ phanh liên tục
Một sai lầm khác rất phổ biến khi lái xe đường đèo, nhất là khi đổ đèo đó là giữ phanh liên tục điều này vô cùng nguy hiểm. Vì thế khi đổ đèo không nên giữ phanh liên tục, nhất là khi xuống dốc, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh.
Không giữ khoảng cách an toàn
Khi chạy xe trên đèo nếu có nhiều xe khác chạy cùng nên giữ khoảng cách an toàn tối thiểu. Tránh tối đa trường hợp xe trước phanh gấp, phanh không kịp dễ dẫn tới tai nạn.
Nếu lái xe có ít kinh ngiệm trong chạy đường đèo thì nên chạy chậm, không nên chạy nhanh, bám theo xe đi trước để an toàn hơn. Nên chạy trong tốc độ có thể kiểm soát được, một số người chạy nhanh không kiểm soát được tốc độ gây ra nhiều tai nạn thương tâm.
>> Xem thêm: Yếu tố nào giúp Kia Morning lọt Top 10 xe đô thị tốt nhất năm 2020?
Không dùng còi khi cần
Lái xe nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất: ra tín hiệu thông báo bằng cách nháy pha nếu có người đi ngược chiều. Lưu thông trên đèo không chỉ riêng 1 xe mà còn nhiều xe máy, xe ô tô, container lưu thông cùng hoặc ngược chiều.
>> Xem thêm: Mua Toyota Vios trúng biển ngũ quý 3, sang tên lãi ngay 1 tỷ
Nhầm chân ga
Khi đổ đèo nhiều lái xe thay vì đạp chân phanh lại đạp nhầm chân ga. Thậm chí nhiều lái xe dù kinh nghiệm lâu năm vẫn đạp nhầm chân phanh. Nguy hiểm nhất là vào các khúc cua, nếu bị nhầm chân phanh sẽ gây hoang mang cho các người lái khiến họ không làm chủ được tốc độ lái của mình.
>> Xem thêm: Đánh giá Audi A3 thế hệ mới
Do đó, để không nhầm chân phanh với chân ga, nên học thói quen để chân chữ V. Giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển chân sang đặt hờ ở chân phanh, để khi xuống dốc đèo hay khúc cua là đạp thẳng, không bị nhầm.
>> Xem thêm: XE HOT (31/5): Honda ra mắt ôtô mới, Yamaha Exciter bản độ hầm hố của biker TP.HCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt
Chi cho khoa học công nghệ chưa đạt mức tối thiểu
Chủ tịch Quốc hội: Tạo cơ chế đột phá cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu
Cả hệ thống quyết tâm đẩy mạnh khoa học công nghệ, tránh lỡ thời cơ