Cận cảnh những mẫu xe Lamborghini xấu nhất trong lịch sử
Sau Tết, mua những mẫu xe này không lo bị 'móc túi' / Choáng với phong cách chở đào chơi Tết bằng Rolls-Royce Ghost
Nói đến những mẫu xe concept sở hữu thiết kế "ngông cuồng", hiếm có hãng ôtô nào vượt qua được Lamborghini. Dù dòng sản phẩm thương mại của Lamborghini hiện không thực sự phong phú nhưng thương hiệu này lại có một lịch sử thú vị trong việc chế tạo xe concept "hoang dã". Tuy nhiên, trên thực tế, trong những mẫu concept của hãng siêu xe Lamborghini từng được chế tạo, cũng có một vài "gương mặt xấu xí".
Vào năm 1980, hãng Lamborghini đã gặp khó khăn về mặt tài chính. Để hỗ trợ "đồng hương" Lamborghini, hãng thiết kế Bertone đã tạo ra mẫu xe concept có tên Athon. Đây là điều do chính hãng thiết kế Bertone hé lộ trong thông cáo báo chí được đưa ra vào thời điểm đó.
Là "con đẻ" của nhà thiết kế Marc Deschamp, Athon được ra đời để tri ân những mẫu xe concept mà Bertone đã chế tạo trong thập niên '70, lấy cảm hứng thiết kế từ Lamborghini Silhouette. Tuy nhiên, Bertone Lamborghini Athon lại không được nhiều người đánh giá cao về mặt thiết kế. Hậu quả là mẫu xe concept này cũng chẳng bao giờ được hãng Lamborghini đưa lên dây chuyền sản xuất thương mại.
Hãng Bertone đã chịu trách nhiệm thiết kế không ít mẫu xe biểu tượng của Lamborghini như Countach và Miura. Tuy nhiên, Bertone cũng đã vài lần thất bại khi thiết kế xe concept cho Lamborghini như Athon kể trên và Genesis.
Bertone Lamborghini Genesis trên thực tế chính là một mẫu xe minivan sử dụng động cơ của Countach Quattrovalvole. Phải mất 30.000 giờ lao động, Bertone Lamborghini Genesis mới được chế tạo xong. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau với động cơ 455 mã lực này còn được trang bị cửa cánh chim.
Bên trong xe là ghế gập và trượt chỉnh điện được thiết kế khá tốt. Nhìn chung, Bertone Lamborghini Genesis vừa thực dụng như xe minivan vừa nhanh như siêu xe Lamborghini. Tuy nhiên, ý tưởng Lamborghini sản xuất minivan khá kỳ lạ và buồn cười nên Genesis cũng chỉ dừng ở mức xe concept.
Nếu không phải là fan của xế hộp, nhiều người có thể sẽ tưởng siêu xe Lamborghini Egoista là một món đồ chơi. Lamborghini Egoista chính là "con đẻ" của ông Walter de Silva - giám đốc thiết kế của tập đoàn Volkswagen vào thời điểm đó.
Trong tiếng Tây Ban Nha và Ý, từ "Egoista" có nghĩa là "ích kỷ", ám chỉ việc mẫu xe concept này chỉ được trang bị 1 ghế ngồi. Cảm hứng thiết kế của Lamborghini Egoista bắt nguồn từ chiến đấu cơ và trực thăng tấn công. Tuy là xe concept nhưng Lamborghini Egoista vẫn bị chê có thiết kế thái quá, nhất là ở phần đầu.
Ryoji Yamazaki là một người đam mê thiết kế và nghệ thuật. Lúc còn trẻ, Yamazaki từng muốn trở thành một nhà thiết kế ôtô. Trên trang web của mình, Yamazaki khẳng định lúc ông còn trẻ không có trường nào dạy thiết kế ôtô. Do đó, ông nghiên cứu thiết kế ôtô bằng cách đào sâu vào tự nhiên như xương khủng long, hình dáng khoáng chất hay những tòa nhà lịch sử. Một trong những mẫu xe do Yamazaki thiết kế chính là siêu xe Lamborghini Sogna.
Theo ông Yamazaki, Lamborghini Sogna là mẫu xe concept có thiết kế độc đáo. Tuy nhiên, trên thực tế, Lamborghini Sogna trông như mẫu xe ra đời từ thập niên '80 để dành cho những bộ phim viễn tưởng kinh phí thấp. Dẫu vậy, hãng Lamborghini vẫn đồng ý sản xuất Sogna dưới dạng xe concept. "Trái tim" của Lamborghini Sogna là động cơ xăng V12, dung tích 5,2 lít với công suất tối đa 455 mã lực, truyền tới cầu sau.
Cuối thập niên '70 không phải là thời điểm thuận lợi của thương hiệu Lamborghini vì suy thoái kinh tế sau khủng hoảng dầu lửa. Để thoát khỏi rắc rối, hãng Lamborghini đã tiến hành nhận hợp đồng "làm thuê" cho những hãng ô tô khác. Đáng chú ý nhất trong số đó là hợp đồng phát triển khung gầm cho BMW M1.
Ngoài ra, Lamborghini còn vay nhiều tiền từ chính phủ Ý để theo đuổi hợp đồng chế tạo xe địa hình cho quân đội Mỹ do công ty Mobility Technology International (MTI) đứng ra thay mặt. Lamborghini Cheetah là mẫu xe concept có thiết kế khá "ngầu". Thế nhưng, hóa ra, đây lại là một trong những thảm họa của gia đình Lamborghini.
Vấn đề là chiếc xe trong bản kế hoạch do MTI gửi cho Lamborghini lại mượn nhiều chi tiết từ một đối thủ và sử dụng động cơ xăng Chrysler V8, dung tích 5,9 lít chống nước, đặt ở phía sau. Kết quả là Lamborghini Cheetah nặng 2 tấn và được trang bị động cơ 180 mã lực ra đời. Về sau, LM001 và LM002 được ra đời để sửa lỗi của Cheetah với khối động cơ Lamborghini V12, dung tích 4,8 lít đặt ở đầu xe.
Siêu xe Lamborghini Pregunta là mẫu xe concept do hãng chế tạo thân vỏ Carrosserie Heuliez đến từ Pháp thiết kế. Đây cũng là lần cuối cùng hãng Lamborghini giao công việc thiết kế xe cho một hãng chế tạo thân vỏ.
Không phải là mẫu xe Lamborghini thiết kế xấu nhất nhưng Pregunta lại cần cụm đèn pha lớn hơn và một nửa phần nóc nữa thì mới có cơ hội lên dây chuyền sản xuất thương mại. Trong tiếng Tây Ban Nha, cái tên "Pregunta" có nghĩa là "câu hỏi". Tuy nhiên, dù câu hỏi là gì thì Lamborghini Pregunta cũng chẳng phải câu trả lời.
Lamborghini Marzal là mẫu xe concept được trang bị cửa cánh chim làm hoàn toàn bằng kính. Thiết kế này khiến nhà sáng lập Ferruccio Lamborghini lo ngại là người đi đường có thể nhìn thấy toàn bộ đôi chân của một quý cô ngồi bên trong xe.
Không chỉ sở hữu thiết kế gây tranh cãi, Lamborghini Marzal còn được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng. Động cơ này chạy mượt mà có thông số vận hành hợp lý nhưng lại chỉ có 6 xi-lanh. Trong khi đó, chẳng mẫu xe nào của Lamborghini sử dụng động cơ ít hơn 8 xi-lanh.
Điều này khiến mẫu siêu xe Lamborghini Marzal chỉ dừng ở mức xe concept. Hiện chiếc Lamborghini Marzal duy nhất trên thế giới thuộc sở hữu của Hoàng tử Albert II tại Công quốc Monaco.
Ý tưởng sản xuất một chiếc siêu xe Lamborghini 4 cửa chưa bao giờ chết. Italdesign Marco Polo là một trong những chiếc xe ra đời để hiện thực hóa ý tưởng này.
Do hãng thiết kế Italdesign "chấp bút", Marco Polo trên thực tế là phiên bản tiến hóa từ Lamborghini Espada. Vào thời đó, có không ít hãng chế tạo thân vỏ thiết kế xe dựa trên khung gầm của Lamborghini. Tuy nhiên, chỉ có một vài thiết kế được gửi trực tiếp tới hãng Lamborghini.
Siêu xe Italdesign Marco Polo là một trong số đó nhưng đã bị hãng Lamborghini khước từ. Nó được mượn thiết kế của một mẫu xe gia đình châu Âu, kết hợp với cửa cánh chim. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng vẫn bị hãng Lamborghini đánh giá là quá nhạt nhòa.
Nhà chế tạo thân vỏ Pietro Frua của Ý đã mất 8 tháng để tạo ra một chiếc Lamborghini 4 cửa, đó là Frua Faena. Ông Frua đã mở rộng khung gầm gia cố của Lamborghini Espada Series II đời 1974 để giúp Faena có chiều dài 5.486 mm.
Sau khi hoàn thành, ông Frua đã mang chiếc Faena tới triển lãm Turin Salone internazionale dell'Automobile và Geneva Auto Show năm 1978 nhưng không gây ans tượng. Do đó, ý định chế tạo Frua Faena với số lượng giới hạn đã nhanh chóng bị dập tắt. Chiếc Frua Faena duy nhất xuất xưởng đã được bán cho một công ty nhập khẩu xe Lamborghini tại Thụy Sỹ. Sau cùng, chiếc xe về tay một nhà sưu tập ôtô người Đức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo