Khoa học - Công nghệ

Chủ tịch HĐQT James Boat: Chính những thủ tục hành chính rườm rà đã gây cản trở cho sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ

DNVN - Theo Chủ tịch HĐQT James Boat, chính những thủ tục hành chính rườm rà đã gây cản trở cho sáng tạo và ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó ông cũng cho rằng chính phủ cần đặt nhân tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao vào trung tâm của sự phát triển, tạo thành “tam giác vàng: Con người - Thể chế - Công nghệ...

Bộ Khoa học công nghệ sẽ hành động gì để đẩy mạnh khoa học công nghệ vào cuộc sống? / Cần ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến nông lâm thủy sản

Hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây có thể coi là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được đối với hoạt động KH&CN trong nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và KT-XH của đất nước.

Tại “Diễn đàn Kết nối đổi mới sáng tạo 2020” diễn ra mới đây, Ông Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat đã có bài tham luận với chủ đề “ Năng lực kinh nghiệm và tiềm năng mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam”.

Ông Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat.

Ông Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat.

Trong bài tham luận của mình tại sự kiện, ông Nguyễn Kim Sơn nhận định, năng lực KHCN của Việt Nam đang chưa được đồng bộ, vẫn đang là phong trào, để phục vụ được nền kinh tế thì còn ít. Hiện tại việc đánh giá công nghệ cao chưa phù hợp, cần phải xây dựng chính sách, nâng cao năng lực nhà quản lý, cơ quan giám sát. Theo ông Sơn, điều quan trọng nhất trong chính sách ở thời điểm này là các sản phẩm mới phải được đưa vào dùng thử và phải có những đánh giá khách quan.

Về vấn đề nguồn nhân lực công nghệ cao tại Việt Nam theo ông Sơn: “Việc chuyển giao công nghệ doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu tốt. Tuy nhiên tôi nhận thấy tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ " vẫn diễn ra. Tại Việt Nam đang thiếu công nhân lành nghề, đó thể hiện đào tạo thiên lệch, tìm kĩ sư rất dễ nhưng thợ lành nghề thì vô cùng ít. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần đặt mình vào vị thế chủ động tiếp cận công nghệ của nước ngoài”, Chủ tịch HĐQT James Boat cho biết.

Cũng trong nội dung bài phát biểu của mình, ông Sơn cũng đã chỉ ra một yếu tố vô cùng quan trọng và cần được triển khai một cách sâu sát đó là sự hỗ trợ của nhà nước, chính phủ. Hiện tại, đối với các doanh nghiệp công nghệ trong những năm đầu thành lập về cơ bản mới được hỗ trợ miễn thuế… điều này được các doanh nghiệp ghi nhận. Nhưng chưa đủ mà cần có một cơ quan đánh giá để đưa ra chính sách cho những doanh nghiệp tiêu biểu có tính ứng dụng cao vào nên kinh tế .

Bên cạnh đó, chính phủ cần cải tiến chính sách kiểm định và đăng kiểm , “đây là vấn đề chúng tôi phải mất quá nhiều thời gian về thủ tục hành chính, mất quá nhiều thời gian qua đó sẽ làm mất đi cơ hội và làm nhụt chí những người đi tiên phong trong việc sáng tạo và phát triển công nghệ mới”, ông Sơn nói.

“Chính những thủ tục hành chính rườm rà đã gây cản trở cho sáng tạo và ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam! Làm cho chúng ta không bắt kịp thế giới và luôn đi sau! Nên nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hơn nữa để trí tuệ Việt Nam được thể hiện và có môi trường để hoạt động sáng tạo, phát minh…phục vụ phát triển kinh tế! Vì chỉ có công nghệ cao mới làm cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm chất lượng cao... từ đó sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế ”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Sơn, chính phủ cần đặt nhân tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao vào trung tâm của sự phát triển, tạo thành “tam giác vàng": Con người - Thể chế - Công nghệ”, bảo đảm đồng bộ tính khả thi về khoa học - công nghệ, về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; để hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ thật sự mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm