Khoa học - Công nghệ

Công nghệ mới: Trung Quốc chế tạo thành công robot mang bộ não con người

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một robot được điều khiển bằng bộ não nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, có thể giúp robot thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Công ty giải pháp an ninh mạng dựa trên AI được định giá 5 tỉ USD / Việt Nam và Nga hợp tác xây dựng lò phản ứng hạt nhân công suất lớn

Robot trêndo các nhà khoa học tại Đại học Thiên Tân phát triển, hoạt động bằng cách sử dụng một cơ quannão được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, một khối tế bào và một con chip máy tính tương tác với hệ thần kinh của não.

Robot được mô tả là một “bộ não gắn trên một con chip” hoạt động giống như não người, sử dụng các cảm biến và thuật toán hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) dạy robot di chuyển, cầm nắm đồ vật và tránh chướng ngại vật.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng bộ não có dấu hiệu của trí thông minh, tương tự như bộ não con người, bằng cách tự động di chuyển các chi của nó và có thể dẫn đến các phương pháp sửa chữa tổn thương trên vỏ não của con người và tạo ra các kỹ thuật khác để chữa lành các rối loạn thần kinh.

robot nao nguoi
Ảnh minh hoạ

Theo Đại học Thiên Tân, đây là hệ thống tương tác thông tin phức hợp thông minh trên chip não đầu tiên trên thế giới và có tiềm năng dẫn đến sự phát triển của điện toán não bộ. Nói cách khác, nghiên cứu này có thể dẫn đến sự phát triển trí thông minh lai giữa con người và robot.

Các cơ quan dạng tế bào được hình thành từ tế bào gốc đa năng của con người, có khả năng phân chia và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, chẳng hạn như mô não.

"Cấy ghép các tổ chức não nhân tạo được coi là một chiến lược hứa hẹn để khôi phục chức năng não bằng cách thay thế các tế bào thần kinh đã mất và tái cấu trúc mạch thần kinh. Việc cấy ghép tổ chức não nhân tạo vào bộ não sống của con người sẽ là một phương pháp mới để phát triển các chức năng của tổ chức não", nhóm nghiên cứu cho biết.

Ông Ming Dong, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ rằngđể tạo ra “cỗ máy sống” này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc đa năng - một loại tế bào tồn tại trong quá trình phát triển phôi sớm - để hình thành organoid phân chia thành các loại tế bào khác nhau được tìm thấy trong não, bao gồm cả mô. Organoid là các cấu trúc giống với cơ quan ba chiều được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tự tổ chức được tạo ra từ tế bào gốc.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào gốc này trong khoảng một tháng cho đến khi chúng hình thành các đặc điểm như tế bào thần kinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ cách huấn luyện organoid để robot biết khi nào nên thực hiện các nhiệm vụ.

 

Tuy nhiên, hiện kỹ thuật này vẫn đang ở giai đoạn phát triển và có thể sẽ phải còn cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể áp dụng vào thực tế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm