Cuộc chiến tỷ đô của thiết bị đeo thông minh
Cổ tay con người - một vùng nhỏ trên cơ thể đang trở thành mục tiêu mới nhất trong cuộc đua giành thị phần giữa các công ty công nghệ. Trong quý I năm nay, đã có 49,6 triệu thiết bị đeo tay thông minh được bán ra trên thị trường toàn cầu, tăng hơn 50% so với năm trước đó.
Không phải ngẫu nhiên mà vòng đeo tay thông minh lại tạo ra một cơn sốt lớn bởi theo các chuyên gia, có tới 90% nguyên nhân là do những lợi ích liên quan đến sức khỏe mà nó mang lại. Không chỉ trông thời trang, những thiết bị đeo này còn có thể đo nhịp tim, huyết áp, đếm bước chân và quãng đường di chuyển qua đó tính ra được lượng calo đã được đốt cháy hay theo dõi giấc ngủ và cập nhật thông báo các cuộc gọi quan trọng.
Các thiết bị đeo thông minh đã được các hãng công nghệ phát triển từ khá sớm, trong đó Garmin và Fitbit là những thương hiệu đi tiên phong. Không lâu sau đó, thị trường tiếp tục được chứng kiến được sự nở rộ của hàng loạt thiết bị đeo tay thông minh khác. Trong số đó, từ chỗ là "lính mới" của thị trường thiết bị đeo thông minh đã nhanh chóng vươn lên ngôi vị trí số 1 của thị trường công nghệ béo bở này nhờ chiến lược phát triển khôn ngoan khi tận dụng được tối đa hệ sinh thái iOS.
Trong khi đó, thương hiệu từng đi đầu như Fitbit giờ đang dần hụt hơi ở thị trường thiết bị đeo thông minh, đặc biệt là smartwatch. Dù vẫn đứng thứ hai tại thị trường Bắc Mỹ, cái tên này đã bị tụt lại khá xa trên phạm vi toàn thế giới khi chỉ còn đứng ở vị trí thứ 5. Sau nửa đầu năm 2019 đầy khó khăn, Fitbit thậm chí còn được cho là đã tự rao bán mình hồi tháng 7. Việc thiếu một hệ điều hành đủ mạnh và hệ sinh thái hỗ trợ được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút này của Fitbit.
Đối trọng với Apple, Google - cái tên quen thuộc trong giới đại gia công nghệ, cũng sở hữu hệ điều hành dành riêng cho thiết bị đeo là Wear OS. Điểm khác biệt là Google không phát triển thiết bị đeo riêng. Tính đến nay, Wear OS chỉ xuất hiện trên 1 thương hiệu thiết bị đeo tên tuổi duy nhất là Fossil và hoàn toàn lép vế trước sự lớn mạnh của đối thủ Apple.
Trong hoàn cảnh đó, thương vụ Fitbit sẽ giúp Google giải quyết vấn đề này. Chỉ bằng 2,1 tỷ USD, Google đã ngay lập tức có 6% thị phần thiết bị đeo trên toàn cầu và lọt vào top 5 các thương hiệu dẫn đầu, với khoảng cách không quá xa so với Huawei hay Samsung. Những sáng tạo trên Wear OS giờ sẽ luôn có bến đỗ phần cứng thay vì phải phó mặc vào tay những nhà sản xuất khác.Một yếu tố quan trọng hơn chính là sau khi sở hữu Fitbit, Google cũng sẽ sở hữu một kho dữ liệu khổng lồ về sức khỏe của hàng triệu người dùng - vốn được coi là thế mạnh cạnh tranh của Fitbit.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn 2024: Bước tiến tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác chuyển đổi số với Việt Nam
Tạp chí khoa học cần được chú trọng
Phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID