Dấu vết "cuộc tấn công ngoài hành tinh" xuất hiện trong rừng cổ thụ
Oppo A73 5G: RAM 8 GB, pin 4.040 mAh, giá hơn 8 triệu đồng / Bảng giá xe Ssangyong tháng 11/2020
Nghiên cứu mới từ Đại học Colorado Boulder (Mỹ) khẳng định những khu rừng cổ thụ nơi có nhiều cây cối đã tồn tại hàng ngàn năm tuổi, hoặc những khu rừng hóa thạch hàng chục, hàng trăm ngàn năm đôi khi được tìm thấy, có thể chính là "biên niên sử" cho các cuộc tấn công của siêu tân tinh.
Các "cuộc tấn công ngoài hành tinh" từ những ngôi sao chết đã "tưới" Trái Đất bằng bức xạ, còn ghi dấu trong các vòng cây - Ảnh đồ họa từ NASA
Siêu tân tinh là những vụ nổ sao. Những ngôi sao như mặt trời của chúng ta về cuối đời sẽ bị nở ra, sau đó co cụm thành sao lùn trắng. Sao lùn trắng tồn tại một thời gian ngắn ngủ rồi lại "chết" lần thứ 2 trong một vụ nổ nhanh và khủng khiếp. Dù cách xa hàng trăm năm ánh sáng, bức xạ từ vụ nổ sao có thể tấn công, làm thiệt hại những hành tinh có sự sống.
Nhiều bằng chứng cho thấy các vụ nổ siêu tân tinh từng nhiều lần "tưới" Trái Đất bằng những bức xạ độc hại.
Nhà địa chất học Rober Brakenridge, tác giả chính của nghiên cứu và các cộng sự đã xem xét các khu rừng cổ thụ ngàn năm ở nước Mỹ, nhóm nghiên cứu đã tìm ra "ghi chép" cho thấy có ít nhất 4 siêu tân tinh đủ gần Trái Đất chỉ trong vòng 15.000 năm qua.
4 cuộc tấn công ngoài hành tinh bằng bức xạ này đã ghi dấu vĩnh viễn tren các vòng tăng trưởng bằng sự phong phú của đồng vị phóng xạ carbon-14, thứ vốn có nguồn gốc từ các tia vũ trụ. Trong điều kiện bình thường, carbon-14 đi xuống mặt đất trong tình trạng "nhỏ giọt". Những một vụ nổ siêu tân tinh sẽ giải phóng lượng lớn tia vũ trụ, khiến vòng tăng trưởng năm đó của cây cối ngập đầy đồng vị này.
4 sự kiện siêu tân tinh nói trên xảy ra vào các mốc thời gian 12.300 năm trước, 7.700 năm trước, 5.400 năm trước và 2.800 năm trước, đều cách xa chúng ta từ 800-4.000 năm ánh sáng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Astrology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo