Điều hoà ô tô ngày nắng rát, cách dùng để không 'tàn phá' sức khoẻ và nhiên liệu
Hyundai Kona Electric lọt top những mẫu xe điện có tầm hoạt động xa nhất năm 2021 / Tậu SUV 5 chỗ giá 2-3 tỷ đồng, chọn sản phẩm nào?
Đây cũng là một trong những cách hiệu quả hạ nhiệt khoang xe trong những ngày hè nắng nóng trước khi xe chạy.
Tài xế hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước, sau đó thực hiện thao tác đóng, mở cửa xe phía ghế lái từ 5 - 10 lần. Cách làm này sẽ giúp đẩy luồng không khí bên ngoài vào trong xe, tạo sự thoáng đãng và góp phần làm giảm nhiệt độ trong khoang nội thất.
Bật quạt gió ở mức cao nhất trong khoảng 3 phút để đẩy khí nóng ra ngoài. Sau đó vận hành xe, hạ cửa kính và nhấn nút A/C bật điều hòa.
Cách làm này giúp hạ nhiệt trong khoang xe nhanh và giảm tải cho hệ thống làm mát. Nó cũng giảm khả năng bị sốc nhiệt của cơ thể khi bước từ ngoài vào trong xe.
Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe
Thói quen bật điều hoà ngay khi bước vào xe dù chưa khởi động máy của nhiều tài xế sẽ gây hại cho hệ thống phát điện của ô tô. Bởi khi xe chưa khởi động, việc bật điều hoà sẽ dùng điện từ ắc quy.
Nếu bật điều hoà khi chưa khởi động xe diễn ra thường xuyên sẽ khiến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh.
Điều chỉnh nhiệt độ, quạt gió phù hợp
Việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ.
Tài xế không nên để mức làm lạnh cao nhất ngay khi bật điều hoà. Điều này sẽ khiến dàn lạnh phải hoạt động 'căng sức', vừa gây tốn nhiên liệu,gây quá tải cho hệ thống làm lạnh, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ người ngồi trên xe.
Ngoài ra, tài xế cũng nên giảm dần tốc độ quạt gió để hơi lạnh không bị thốc mạnh vào người trong xe, đồng thời đỡ tiêu tốn điện năng.
Tùy vào số lượng hành khách mà điều chỉnh công suất điều hoà thích hợp. Một mẹo nhỏ khác là nên để điều hoà làm lạnh từ từ, tránh trường hợp thiết bị này phải thay đổi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đột ngột.
Cần hiểu chính xác về chế độ lấy gió
Theo lời khuyên của các chuyên gia, để sử dụng điều hòa ô tô một cách hiệu quả, lái xe cần hiểu rõ về chế độ lấy gió của xe. Thông thường sẽ có 2 chế độ, lấy gió trong (Recirculation mode) và lấy gió ngoài (Fresh Air mode).
Khi lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong khoang xe. Ở chế độ này điều hòa làm mát nhanh hơn, không bị ảnh hưởng bởi gió bụi hay mùi ở môi trường ngoài.
Ngược lại, lấy gió ngoài sẽ là gió tươi nhưng làm mát chậm hơn. Khi đi qua đường bụi, chỗ có mùi thì không nên lấy gió ngoài.
Tài xế nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Với những hành trình dài, khi đi qua những vùng thoáng mát, ít khói bụi thì nên lấy gió ngoài, để đảm bảo lượng oxy trong xe, vừa khiến khoang xe đỡ bí vừa khiến người ngồi trong xe đỡ mệt mỏi và buồn ngủ.
>> Xem thêm: Toyota Wigo - Xe đô thị cỡ nhỏ phù hợp phái đẹp
Không nên lấy gió ngoài khi đi qua vùng khí hậu ẩm ướt hoặc trời mưa để tránh không khí nhiều hơi nước vào khoang xe gây nấm mốc.
Tắt đều hòa trước khi tắt máyTrước khi dừng xe hẳn, tài xế nên tắt điều hoà, hạ bớt cửa kính, để giảm mức chênh nhiệt độ trong khoang xe với bên ngoài.
>> Xem thêm: Ford Everest Sport 2021 ra mắt tại Việt Nam, cạnh tranh với Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe
Việc tắt điều hoà trước khi tắt máy cũng giúp ắc quy không phải chịu tải đột ngột.
Bảo dưỡng điều hoà thường xuyên
Việc bảo dưỡng điều hoà định kỳ sẽ đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động động, tăng tuổi thọ và sửa chữa kịp thời các hư hại do hoạt động với công suất cao của mùa nắng nóng.
>> Xem thêm: Bảng giá xe MG tháng 3/2021: Thêm lựa chọn, giảm giá sốc
Bảo dưỡng thường xuyên cũng giúp loại bỏ bụi bẩn trên lưới lọc điều hoà và quạt gió. Điều này giúp hệ thống làm lạnh nhanh hơn do không khí không bị tắc nghẽn, tiết kiệm nhiên liệu và không khí trong lành tốt cho sức khoẻ.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Infiniti tháng 3/2021: Đắt nhất 6,999 tỷ đồng
End of content
Không có tin nào tiếp theo