Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Trong số 10 nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Einstein chỉ có thể đứng thứ ba được công nhận là người toàn diện / Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn sử dụng công nghệ cũ
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nghị quyết nhấn mạnh đây là động lực quan trọng hàng đầu, góp phần phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới quản trị quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu và đưa đất nước phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Để hiện thực hóa mục tiêu, Đảng yêu cầu tăng cường lãnh đạo toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân. Đây được coi là cuộc cách mạng toàn diện, đòi hỏi triển khai quyết liệt, đồng bộ, kiên trì với những giải pháp đột phá, lâu dài. Trong đó, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học là nhân tố then chốt, Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Thể chế, nhân lực, hạ tầng và dữ liệu được xác định là trọng tâm cốt lõi. Thể chế cần đổi mới, quản lý hiệu quả, khuyến khích sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm". Nhân lực chất lượng cao cần được thu hút với cơ chế đặc biệt. Hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, phải hiện đại, đồng bộ, an toàn. Dữ liệu được khai thác tối đa tiềm năng, thúc đẩy công nghiệp và kinh tế dữ liệu.
Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh số, Chính phủ điện tử và trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số với ít nhất năm doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 55% vào tăng trưởng kinh tế, sản phẩm công nghệ cao chiếm ít nhất 50% giá trị xuất khẩu, kinh tế số đạt 30% GDP.
Việt Nam phấn đấu duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) trên 0,7, nâng kinh phí nghiên cứu và phát triển (R&D) lên 2% GDP, trong đó hơn 60% từ xã hội. Đến năm 2045, kinh tế số chiếm ít nhất 50% GDP, Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số khu vực, thuộc nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.
Để đạt mục tiêu này, phong trào "học tập số" sẽ được phát động, phổ cập kiến thức khoa học, kỹ năng số cho cán bộ và người dân. Các quy định pháp luật liên quan đến khoa học, công nghệ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... sẽ được sửa đổi để giải phóng nguồn lực. Nghiên cứu khoa học được khuyến khích chấp nhận rủi ro, thúc đẩy đầu tư mạo hiểm, thử nghiệm công nghệ mới dưới sự giám sát của Nhà nước.
Bộ Chính trị định hướng ưu tiên phát triển các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, bán dẫn, 5G-6G, công nghệ lượng tử và nano. Ngân sách sự nghiệp khoa học sẽ dành ít nhất 15% cho nghiên cứu công nghệ chiến lược.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được thành lập, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Đây là bước đi chiến lược nhằm bảo đảm Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số, xây dựng nền kinh tế tri thức bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian
Đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo để phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao