Hàng nghìn ô tô Trung Quốc ồ ạt đổ về Việt Nam
Bảng giá xe MG tháng 3/2021: Thêm lựa chọn, giảm giá sốc / Bảng giá xe Audi tháng 3/2021
Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 1/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký là 8.343 chiếc, giảm 34,3% ( tương ứng giảm 4.347 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước (12/2020); tổng kim ngạch đạt 213 triệu USD.
Tháng khởi đầu năm 2021, ô tô nguyên chiếc các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 4.341 chiếc; Trung Quốc với 1.463 chiếc và Indonesia với 1.437 chiếc.Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường trên chiếm tới 87% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Đáng chú ý, sau nhiều năm chứng kiến sự áp đảo của Thái Lan và Indonesia, tháng 1/2021 là thời điểm hiếm hoi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu ô tô lớn thứ 2 của Việt Nam.
Thái Lan đương nhiên vẫn là nước xuất khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam nhiều nhất. Hiện tại, theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc giữa các nước nội khối ở mức 0%. Trong khi đó, đa số các thương hiệu xe phổ thông đều đang được lắp ráp tại Thái Lan.
Cụ thể, tháng 1, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn là dòng xe nhập khẩu nhiều nhất với 5.203 chiếc, kim ngạch đạt gần 102 triệu USD, chiếm 62,4% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được nhập khẩu chủ yếu ở khu vực cảng Hải Phòng với 2.918 chiếc và TP HCM với 2.173 chiếc.
Ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 2.816 chiếc, Indonesia với 1.402 chiếc và Trung Quốc với 334 chiếc.
Ô tô tải các loại có 2.230 chiếc được nhập khẩu, với kim ngạch đạt 60,6 triệu USD. Trong đó, có tới 1.524 chiếc xe có xuất xứ từ Thái Lan, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng số xe loại này nhập khẩu về Việt Nam. Tiếp theo, có 392 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc; 230 chiếc xuất xứ từ Nga và có 35 chiếc xuất xứ từ Indonesia.
Ô tô vận tải được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu tại khu vực cảng Hải Phòng với 1.087 chiếc; TP HCM với 721 chiếc và Lạng Sơn với 392 chiếc. Ô tô chuyên dụng có 907 chiếc, với kim ngạch hơn 50 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm ưu thế với 736 chiếc chiếm 81% tổng số xe loại này nhập khẩu về Việt Nam trong tháng và được làm thủ tục nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn
So với cùng kỳ năm 2020, lượng ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 1 năm nay tăng tới 84,7%; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 82,7%; ô tô vận tải tăng 50,9%.
>> Xem thêm: So sánh Hyundai Accent 1.4 AT Đặc biệt với Toyota Vios G CVT
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trong tháng 1/2021, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 385 triệu USD, giảm 27% so với tháng liền trước.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Jaguar tháng 3/2021: Khuyến mãi lớn
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng vừa qua có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 114 triệu USD, từ Trung Quốc với 73,3 triệu USD, từ Thái Lan với 59,4 triệu USD, từ Nhật Bản với 58 triệu USD, từ Ấn Độ với 23,3 triệu USD và từ Indonesia với 15 triệu USD.
>> Xem thêm: Hyundai Kona Electric lọt top những mẫu xe điện có tầm hoạt động xa nhất năm 2021
Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 6 thị trường, nước xuất xứ này đạt 344 triệu USD, chiếm tỷ trọng 89% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tháng qua.
>> Xem thêm: Toyota Wigo - Xe đô thị cỡ nhỏ phù hợp phái đẹp
Tình hình sụt giảm của linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu cũng đang phản ảnh chính xác bối cảnh ảm đạm của thị trường ô tô trong nước. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nhà máy lắp ráp ô tô trong nước chỉ đang hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa từng khu vực để đảm bảo khống chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian