Một hành tinh ngoài Thái Dương hệ có thứ tương tự Trái Đất
Pháo đài ma 3.000 năm tuổi "trỗi dậy" dưới lớp rong biển / Tìm ra 'tử địa vũ trụ' nơi sự sống Trái Đất có thể đã ra đời
Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh ExOplanet (CHEOPS) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng như một số sứ mệnh khác của ESA và NASA, các nhà thiên văn học đã phát hiện các dấu hiệu về một vầng hào quang nhiều vòng trong bầu khí quyển của WASP-76b, một hành tinh thuộc dạng "Sao Mộc nóng".
Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng phản xạ khỏi các đám mây được tạo thành từ một chất hoàn toàn đồng nhất nhưng cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Những vòng hào quang tương tự được thấy thường xuyên trên Trái Đất, nhưng chỉ được quan sát lần duy nhất trên hành tinh khác là Sao kim.
Đây là lần đầu tiên, hiện tượng này được xác định ở một hành tinh bên ngoài Thái Dương hệ, có thể hé lộ nhiều điều thú vị về bầu khí quyển của thế giới nằm cách chúng ta tận 640 năm ánh sáng mang tên WASP-76b.
Hiệu ứng nói trên chỉ có thể tồn tại với sự hiện diệncủa các đám mây dạng giọt, bên dưới gần như hình cầu hoàn hảo, tồn tại ít nhất 3 năm hoặc được bổ sung.
Để những đám mây như vậy tồn tại, đòi hỏi hành tinh đó phải có bầu khí quyển ổn định theo thời gian như Trái Đất.
Càng thú vị hơn, điều này được tìm thấy ở một hành tinh bị khóa thủy triều - một dạng hành tinh đặc biệt vì nằm quá gần ngôi sao nên bị lực hấp dẫn của ngôi sao níu lấy, luôn quay một mặt về phía ngôi sao, như cách Mặt Trăng luôn quay một mặt về phía Trái Đất.
Điều đó tạo ra một mặt ban ngày vĩnh viễn và một mặt ban đêm vĩnh viễn.
Theo nhóm khoa học gia từ ESA, Viện Vật lý Thiên văn - Khoa học Vũ trụ Bồ Đào Nha và Đại học Geneva (Thụy Sĩ), WASP-67b là một thế giới đặc biệt theo nhiều cách.
Nhiệt độ ban ngày của nó lên tới trên 2.400 độ C, đủ cao để làm bay hơi kim loại. Nhưng nhiệt độ về đêm thấp hơn nhiều - 1.316 độ C.
Tại đây, các nguyên tố tạo thành đá trên Trái Đất tan chảy và bốc hơi, chỉ ngưng tụ ở phía ban đêm mát hơn một chút, tạo ra những đám mây sắt nhỏ giọt mưa sắt nóng chảy.
Bầu khí quyển WASP-67b cũng bị phồng lên do lực hấp dẫn từ ngôi sao mẹ. Hành tinh này vốn chỉ có kích thước khoảng 10% Sao Mộc, nhưng sự phồng lên này đã khiến nó trở nên lớn gần gấp đôi.
Tất cả các chi tiết thú vị trên cho thấy trong vũ trụ, thế giới hành tinh vô cùng đa dạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo