Việt Nam có 1 loại quả đặc sản khiến Dương Quý Phi yêu thích: Trung Hoa từng phải yêu cầu cống nạp
Loài cá nằm trong top nhỏ nhất thế giới nhưng có khả năng tạo ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh / Xếp hạng động vật sống thọ nhất, thậm chí loài thứ 3 có thể sống tới 500 năm
Theo đó, Nam Phương Thảo Mộc Trạng có ghi chép lại vào năm 111 TCN, Hán Vũ Đế (Trung Quốc) đã sai người đem 100 cây vải từ Giao Chỉ tức miền Bắc nước ta để về trồng.
Tuy nhiên không cây nào trong số 100 cây đó sống sót, vì vậy mà từ đó vua Hán bắt Giao chỉ hàng năm phải cống nạp vải.
Đáng nói, Dương Quý Phi đời Đường vô cùng yêu thích ăn vải. Thậm chí, bà còn đặt cho loài quả này tên gọi là phi tử tiếu mang ý nghĩa cười Dương Phi. Vì muốn chiều theo sở thích của Dương Quý Phi nên Đường Huyền Tông thường xuyên bắt Giao Chỉ cống nạp vải, sai người phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển loại quả này. Để không bị hư hỏng trên đường đi, quả vải thường được ướp mật hoặc muối để được tươi ngon.
Theo quan điểm về cái đẹp ở thời nhà Đường, những người phụ nữ có thân hình đầy đặn, to béo sẽ được yêu thích. Không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài, vị ngon mà vải còn có lượng đường rất cao. Cũng vì lý do này mà Dương Quý phi mới thích ăn vải để có được 1 thân hình nở nang. Bên canh đó, người xưa còn ăn vải như 1 cách để năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và sự hứng thú trong chuyện giường chiếu.
Trái vải được đưa cho Dương Quý Phi thưởng thức là trái vải phương Nam, bao gồm vải của Vũng Lĩnh Nam và Giao Chỉ.
Cổ kim sử văn loại của Chúc Mục đời Tống (960 – 1279) cũng có ghi chép lại việc của vải và long nhãn được Ngụy Văn đế (220 – 226) xếp vào loại quý lạ của phương Nam, lệnh cho Giao chỉ, Cửu Chân cống nộp hàng năm.
Ở thời xưa, vải được cho là 1 loại quả quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa. Loại quả này được khen ngợi trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn như sau “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.
Cho đến thời điểm hiện nay, vải thiều Việt Nam luôn có vị trí nhất định trong khẩu vị của người Trung Quốc. Dù Trung Quốc cũng có giống vải thiều riêng, tuy nhiên vải thiều Việt Nam mà trong đó tiêu biểu là vải thiều Thanh Hà và vải thiều Bắc Giang lại có những hương vị đặc trưng như ngọt lịm, thanh mát, có mùi thơm đặc trưng. Vì thế mà đây từlâu đã được xem như là 1 giống quả đặc sản của nước ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?