Khoa học - Công nghệ

Người ngoài Trái Đất và các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Các nhà thiên văn học đồng thời cũng tìm kiếm người ngoài hành tinh trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.

Giải mã sinh vật sống sót qua bất kỳ sự kiện tận thế nào của Trái Đất trừ khi Mặt Trời 'chết' / Liên lạc với người ngoài hành tinh có thể hủy diệt sự sống trên Trái Đất

kham pha bi an nguoi ngoai hanh tinh

Ảnh minh họa

Nhiều nhà khoa học tin rằng có thể có hành tinh có lợi cho sự sống phát triển, và ở đó có thể có sự tồn tại của “người ngoài hành tinh”, ví dụ như Gliese 581 c và OGLE-2005-BLG-390Lb, nơi mà được tìm thấy có dạng tương đối giống với Trái Đất. Những phương pháp dò tìm bằng radio hiện nay đã không còn tương xứng với một cuộc tìm kiếm lớn, ví dụ như cách giải quyết với công nghệ gần đây đã không còn tương xứng với những gì chúng ta biết về các thiên thể ngoài thái dương hệ. Loại kính viễn vọng trong tương lai cần phải có khả năng cho việc nhìn các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao, mà có thể có tồn tại sự sống (dù bằng phương pháp trực tiếp hay thông qua việc chụp ảnh bằng quang phổ giúp làm lộ ra các thông tin quan trọng như sự tồn tại của khí Ôxy trong khí quyển của hành tinh đó:

- Darwin là một kế hoạch của ESA tìm kiếm những hành tinh giống với Trái Đất, và phân tích khí quyển của chúng.

- Nhiệm vụ COROT, ban đầu thuộc về của Cơ quan vũ trụ Pháp, được bắt đầu vào năm 2006 và vẫn đang xem xét các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

- Kế hoạch tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất được NASA tiến hành, nhưng đến năm 2007, ngân quỹ bị cắt đã khiến cho nó kéo dài vô tận

- Chương trình Kepler, thay thế cho Kế hoạch tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất, được diễn ra vào tháng 11/2008

 

Vào năm 2007, các nhà khoa học thuộc đài thiên văn Nam Âu ở La Silla, Chile nói rằng họ đã tìm thấy hành tinh đầu tiên giống với Trái Đất. Hành tinh, được biết dưới cái tên Gliese 581 c, quay trong khoảng không cho phép tồn tại sự sống của ngôi sao Gliese 581, một sao lùn đỏ cách Trái Đất 20.5 Năm ánh sáng (194 ngàn tỉ km). Lúc đầu nó được cho rằng có thể có nước. Tuy nhiên, khí hậu trên Gliese 581 c đã được Weiner Volt Bloh và đội của anh mô phỏng trên máy tính tại Viện Nghiên cứu về sự ảnh hưởng khí hậu của Đức và cho kết quả là: các bon đi-ôxít và mêtan trong khí quyển của hành tinh này có thể tạo ra được hiệu ứng nhà kính nhưng sau đó sẽ bị biến mất. Nó sẽ làm hành tinh ấm lên, vượt quá cả mức để nước có thể sôi(100 độ C/ 212 độ F), chính vì vậy nó xóa tan đi hi vọng có thể tồn tại sự sống trên hành tinh này. Hiện giờ các nhà khoa học chuyển sang theo dõi Gliese 581 d, hành tinh mà chỉ nằm sát vùng có thể sống của một ngôi sao.

Cũng trong năm 2007, the Associated Press công bố một bản bào cáo rằng các nhà khoa học đã tìm thấy 28 thiên thể dạng hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Một trong số các hành tinh mới được phát hiện này được cho rằng có rất nhiều điểm giống với Sao Hải Vương.

Nếu như sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất hay còn gọi là người ngoài hành tinh được tìm thấy và có thể liên lạc được với chúng, con người và chính phủ của mình phải xác định làm gì và làm thế nào với mối quan hệ đó.

1
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm