Nhược điểm khi phủ nano cho kính ô tô nên tránh để an toàn cho xe
Bảng giá xe Toyota tháng 10/2018: Thêm 3 mẫu xe mới, tăng giá / Cập nhật bảng giá xe Hyundai tháng 10/2018
Phủ nano cho xe ô tô được hình dung như là phủ một lớp keo bao bọc cho xe hoặc kính chắn gió, lớp keo nano này có tính chất đặc biệt, có độ bóng và độ cứng cao có thể chống trầy xước cũng như chống bám nước, bám bụi ở bề mặt xe.
Phủ lớp nano cho kính xe ô tô dù đẹp, bóng nhưng cũng lộ nhiểu nhược điểm khó chịu
Đối với kính chắn gió khi được phủ nano, nước mưa sẽ khó bám trên bề mặt, thay vào đó bị gió thổi trôi đi. Vì vậy người lái ít phải dùng đến cần gạt mưa, kể cả đến vận tốc 60 km/h. Phương pháp này cũng rất hữu dụng cho những bề mặt kính, gương không có cần gạt nước như cửa sổ bên, gương chiếu hậu, cửa kính sau...
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng việc phủ lớp nano cho kính cũng lộ nhiều nhược điểm khiến khá nhiều tài xế khó chịu.
Trên diễn đàn otoSaigon, tài khoản Kinga chia sẻ, do kính lái ô tô sử dụng lâu ngày nên bị mờ đành mang xe đi phủ nano. Công nhận phủ nano kính và toàn xe xong thì rất bóng và mới nhưng kính lái lại có vấn đề khi đi trời mưa.
Lúc mưa nhỏ các hạt nước tự động co tròn và chạy ngược lên trên nóc gạt 1 cái là sạch liền. Còn khi trời mưa to, ngoài việc các hạt nước mưa nhảy lồ cồ tại cuối hành trình gạt lên, rồi nó lại tiếp tục nhảy mạnh hơn tại tại hành trình gạt xuống. Sau đó lại chạy ngược lên nóc dưới tác động của gió. Nói chung là khá bực mình dù đã thay gạt mưa mà vẫn vậy.
Đáng lưu ý nhất là nếu cần gạt nước bị dính bẩn, khi được sử dụng trên bề mặt đã được phủ nano, sẽ tạo thành những vệt bẩn lớn trên mặt kính và có thể gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt là vào ban đêm.
Trước dòng chia sẻ của tài khoản Kinga, tài khoản Skint bình luận, sở dĩ bị như trên là do lớp nano/clear view làm rít kính lái nên gạt mưa gạt không mượt nữa. Nếu tính phủ nano có thể phủ hết xe trừ kính lái hoặc hính gạt mưa vì sẽ rất khó chịu.
Tài khoản có tên Tuyentcm cũng cho rằng, sai lầm nhất khi đi phủ nano kính lái, vừa mất tiền vừa bất tiện nhất là trời mưa to thì đố ai có thể không bực mình với cái kính lái và gạt nước.
Tài khoản này cũng lưu ý, nếu trường hợp ai đã phủ nano lên lớp sơn của xe thì nếu sau có bị trầy xước muốn sơn lại màu thì chắc chắn sẽ không thể sơn đúng màu như ý muốn được.
Một tài khoản khác cũng cho biết, nguyên tắc của nano là hình thức điền đầy các lỗ rỗng trên bề mặt vật liệu. Rất có thể xe bị phủ lớp nano dùng cho kính xây dựng, công trình. Lên khi áp dụng trên kính xe thì không ổn vì khi phủ lên hiệu ứng lá sen có nhưng khi dùng tay vuốt nhẹ lên kính thì rất rít không trơn như kính chưa phủ.
Tài khoản này còn thông tin thêm, trên thị trường Việt Nam toàn hàng nano của Trung Quốc hoặc hàng xách tay về pha chế chiết rót linh tinh không đảm bảo. Nên nếu ai tính phủ nano cho ô tô thì tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm rồi hãng làm. Kẻo mất tiền mà lại bực mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Microsoft thúc đẩy người dùng Windows 10 mua máy tính mới
An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Bước tiến quan trọng thúc đẩy kết nối công nghệ Úc với doanh nghiệp Đà Nẵng
Chuỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường niên SaaS Day 2024
OpenAI chuẩn bị ra mắt trình duyệt mới, thách thức vị thế thống trị của Google