Ô tô tại Việt Nam thường bị 'cắt option': Lý giải của người trong cuộc
XE HOT QUA ẢNH (3/12): SUV Trung Quốc giá siêu rẻ tại VN, Piaggio ưu đãi 'khủng' cho khách hàng / XE HOT QUA ẢNH (5/12): Yamaha công bố giá Grande Hybrid, tạm ngừng nhập Nissan Teana về VN
Định kiến ô tô tại Việt Nam thường bị cắt trang bị, tính năng so với thị trường nước ngoài là câu muôn thuở lâu nay. Nhiều mẫu xe sau khi ra mắt bị khách hàng phàn nàn rằng hãng đã lược bỏ, cắt tính năng này hoặc trang bị kia so với các nước khác, nhất là nhóm xe phổ thông.
Ví dụ là mẫuSuzuki Swiftra mắt hôm 1/12 không có một loạt tính năng an toàn như cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, và hệ thống 6 túi khí. Và trước đó nữa làHonda CR-V. Mẫu crossover Nhật Bản thiếu gói trang bị an toàn Honda Sensing, mở cốp thông minh và không có tuỳ chọn dẫn động bốn bánh.
Toyota là thương hiệu nổi tiếng "cắt option" trên xe lắp ráp tại Việt Nam.
Có nghĩa là bên cạnh những tính năng tiêu chuẩn, các hãng xe tại Việt Nam đang chọn thêm đấy chứ, có phải cắt đi đâu?
Chuyên gia sản phẩm M.Đ
"Cắt option là một việc hiểu sai cực lớn", anh M.Đ, một chuyên gia sản phẩm tại Việt Nam cho hay.
"Đối với một mẫu xe trước khi bán tại Việt Nam, nhà sản xuất sẽ đưa ra một danh sách động cơ, hộp số, tính năng tiêu chuẩn và tính năng nâng cao. Người làm sản phẩm ở Việt Nam sẽ quyết định lựa chọn những gì phù hợp với thị trường mà vẫn phải đảm bảo giá thành cạnh tranh", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Chọn 'option' - bài toán chi phí của các hãng xe
"Có 2 yếu tố cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn trang bị, tính năng cho phiên bản bán tại Việt Nam", anh Đ.H, một người từng làm việc tại nhiều hãng xe cho biết. "Thứ nhất là trang bị, tính năng đó cần thiết hay không, và nếu cần thiết thì giá cả thế nào".
Với các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức hay Hàn Quốc, khách hàng khi mua xe có thể tự lựa chọn các trang bị, tính năng trên website của hãng hoặc tại các đại lý, tuỳ theo sở thích sẽ khiến giá bán cuối cùng tăng thêm bao nhiêu so với bản tiêu chuẩn.
Suzuki Swift thiếu nhiều trang bị, tính năng so với thị trường Thái Lan.
Yếu tố để một mẫu xe thành công tại Việt Nam không phải đủ hay thiếu mà là phù hợp.
Chuyên gia sản phẩm M.Đ
"Ở Việt Nam thì không như vậy, việc lựa chọn trang bị, tính năng là bài toán của một bộ phận chuyên làm sản phẩm trong hãng xe. Họ phải tự lựa chọn trang bị, tính năng sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu, và phải đạt được 2 yếu tố, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giá cả chấp nhận được", anh Đ.H phân tích.
Anh giải thích thêm, khách hàng Việt Nam nhìn chung thích xe có nhiều trang bị và tính năng, nhưng giá phải rẻ. Nếu giá cao, khách hàng hoàn toàn có thể quay lưng để tìm đến những phân khúc cao cấp hơn. Như vậy là sản phẩm đó sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận người mua, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
"Tại Đức, rất dễ bắt gặp một chiếc Mercedes-Benz C-Class sử dụng đèn halogen, mâm nhỏ, ghế và gương điều chỉnh cơ", anh M.Đ nói. "Đâu phải xe nào bán ra tại nước ngoài cũng là bản 'full option', thậm chí người nước ngoài đi bản base (tiêu chuẩn) rất nhiều để tiết kiệm chi phí".
Ford luôn có phiên bản 'full option' do chiến lược One Ford.
Ford Việt Nam là trường hợp ngoại lệ. "Ford là thương hiệu luôn có phiên bản 'full option' do họ có chiến lược One Ford, vì thế hãng mới ra 2 phiên bản, bản Titanium là bản đầy đủ trang bị và tính năng, còn bản Trend là bản tiêu chuẩn, ít trang bị và tính năng hơn, nhưng đổi lại có giá bán tốt hơn", anh Đ.H nói.
"Yếu tố để làm nên một sản phẩm thành công không phải đủ hay thiếu, mà là phù hợp", anh M.Đ khẳng định. "Không nhất thiết phải lúc nào cũng nhiềutrang bị, tính năngkhách hàng cũng chào đón, vì giá bán sẽ cao. Còn nếu đủ những trang bị, tính năng người dùng cần hoặc thường xuyên dùng đến, sản phẩm đó sẽ có nhiều cơ hội thành công".
Vì sao nhiều mẫu xe bị thiếu trang bị và tính năng?
Trả lời cho câu hỏi này, anh M.Đ nói: "Phải xem ưu tiên của mỗi hãng ở từng thị trường là gì. Ví dụ như mẫu Swift thế hệ mới, Suzuki có thể chọn thế mạnh giá bán thấp, chứ không cạnh tranh về trang bị và tính năng so với đối thủ".
Đồng quan điểm, anh Đ.H cho rằng sản phẩm nhiều hay ít trang bị, tính năng phụ thuộc lớn vào chiến lược của từng hãng xe ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung họ phải cân nhắc tới chi phí và lợi nhuận. Nhiều hãng muốn tối đa hoá lợi nhuận thì họ chọn ít trang bị và tính năng, còn nếu doanh số chưa cao, họ phải chấp nhận cắt lãi để thêm trang bị, tính năng nhiều hơn.
Anh Đ.H cũng lưu ý rằng, ô tô bán ra tại Việt Nam phải chịu rất nhiều thuế phí khác nhau, giá trang bị và tính năng cũng vì thế mà đội lên cao hơn so với thị trường nước ngoài. Ví dụ với xe nhập khẩu nguyên chiếc, một trang bị hay tính năng có giá 1.000 USD, nhưng khi về Việt Nam phải cộng thêm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,... khiến giá có thể lên tới hơn 2.000 USD.
Không phải mẫu xe nào tại Việt Nam cũng cạnh tranh về trang bị và tính năng.
Xe lắp ráp không chịu thuế giống như xe nhập khẩu nguyên chiếc, nhưng cũng chịu thuế nhập khẩu linh kiện. Tuy nhiên, với mức thuế thấp hơn, xe lắp ráp thường có nhiều trang bị và tính năng hơn so với xe nhập khẩu chính hãng.
"Để đặt trang bị và tính năng cho xe nhập khẩu, người làm sản phẩm thường phải cân đối lại nhiều lần sao cho phù hợp", anh M.Đ nói. "Vì từng 'option' đều ảnh hưởng không nhỏ đến giá xe".
Nhưng yếu tố này chỉ phù hợp với xe nhập khẩu từ các nước như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Việc thuế nhập khẩu nội khối ASEAN về 0% đã giúp giá thành sản phẩm giảm đi nhiều, từ đó hãng xe có thể cân đối nâng trang bị và tuỳ chọn cho thị trường Việt Nam, với mức chi phí không chênh nhiều so với xe lắp ráp trong nước.
Option trên xe sang thường đi theo hệ thống, dẫn tới giá thành cao.
Anh Đ.H lý giải thêm, đối với xe sang, trang bị và tính năng thường đi theo hệ thống. Đơn cử như hệ thống ga tự động thích ứng (Adaptive Cruise Control) sẽ đi liền radar phía trước và phanh tự động. Cảnh báo điểm mù phải đi chung với cảm biến sau hoặc cảm biến xung quanh xe. Nếu lựa chọn, phía nhà sản xuất "tính tiền" cả những tính năng đi kèm, dẫn tới việc chi phí bị đội lên. Hãng xe có thể quyết định không chọn để có mức giá hợp lý với thị trường.
Bên cạnh đó cũng có nhiều tính năng ở Việt Nam không sử dụng được, như tự động gọi khẩn cấp khi xe bị tai nạn, lái xe bán tự động. Vì thế đương nhiên người làm sản phẩm sẽ không chọn để cắt giảm chi phí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa