Khoa học - Công nghệ

Ôtô điện có cần bảo dưỡng như xe xăng?

So với ôtô dùng động cơ đốt trong, xe điện có ít hạng mục bảo dưỡng hơn, giúp giảm chi phí sử dụng.

Bảng giá xe Isuzu tháng 4/2021 / Bảng giá ôtô VinFast tháng 4/2021: Thêm sản phẩm mới

Với cấu tạo không có động cơ đốt trong, hộp số phức tạp và lược giản nhiều bộ phận truyền động, danh mục bảo dưỡng chính của xe điện được thu ngắn và độ phức tạp cũng thấp hơn. Nhờ đó, các mẫu xe điện có chi phí sử dụng, chăm sóc tiết kiệm hơn ôtô truyền thống.

Động cơ điện

Nếu động cơ đốt trong có hàng trăm bộ phận cơ khí chuyển động và hao mòn theo thời gian, mỗi mô-tơ điện chỉ gồm 2 phần chính là cụm xoay (roto) và cụm đứng yên (stato) để biến năng lượng điện thành chuyển động xoay. Bên cạnh đó, động cơ điện cũng không cần nhớt bôi trơn, nước làm mát, dây đai dẫn động, lọc nhớt, lọc gió… Đây là những chi tiết cần thay thế và kiểm tra định kỳ.

Từ đó, việc bảo dưỡng cho động cơ xe điện đơn giản hơn hơn, bao gồm làm vệ sinh, kiểm tra và bôi trơn bạc đạn, kiểm tra dây dẫn điện… Hiện tại, hầu hết động cơ điện của ôtô có thể chẩn đoán lỗi bằng máy chuyên dụng, tương tự như động cơ đốt trong.

bao duong xe dien anh 1

Động cơ điện có cấu tạo đơn giản hơn động cơ đốt trong. Ảnh: Autocar.


Hộp số

Loại hộp số đắt đỏ và phức tạp nhất trên xe điện hiện nay có 2 cấp số với khả năng tối ưu gia tốc khi đề-pa, đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng khi di chuyển bình thường. Kiểu hộp số này được trang bị cho số ít mẫu xe mang thiên hướng vận hành thể thao như Porsche Taycan hay Audi e-tron GT.

Còn lại, đa số xe điện hiện nay có hộp số một cấp, kết hợp cùng vi sai để truyền sức kéo đến bánh xe. Nhờ cấu tạo đơn giản và được bôi trơn bởi nhớt tổng hợp cao cấp, hộp số ôtô điện được một vài nhà sản xuất đảm bảo có độ bền suốt vòng đời lăn bánh của chiếc xe. Người dùng hầu như sẽ không cần bận tâm đến khâu chăm sóc cũng như bỏ qua nỗi lo hư hỏng hộp số đối với xe điện.

Pin

Pin là bộ phận quan trọng bật nhất trên xe điện khi đóng vai trò lưu trữ, cung cấp năng lượng cho động cơ và các hệ thống khác. Vì vậy, cụm pin được các hãng xe trang bị phần mềm quản lý hiện đại để tối ưu hiệu năng sử dụng cũng như hạn chế tình trạng giảm khả năng tiếp nhận sạc (chai pin). Người dùng có thể theo dõi chi tiết thông tin về tuổi thọ, chu kỳ sạc, độ bền và hư hỏng nếu có của cụm pin để thực hiện việc thay thế, sửa chữa khi cần thiết.

Công đoạn bảo dưỡng liên quan đến cụm pin là kiểm tra hệ thống làm mát và bổ sung nước làm mát khi có hao hụt. Ngoài ra, cụm dây dẫn điện và các giắc cắm cũng sẽ được kiểm tra để đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định, không rò rỉ hoặc lỏng lẻo.

>> Xem thêm: Honda City Có thêm phiên bản mới, giá 499 triệu đồng tại Việt Nam

 

bao duong xe dien anh 2

Hầu hết pin xe điện hiện nay có thời hạn bảo hành 8-10 năm. Ảnh: Toàn Thiện.


Các hạng mục khác

Ngoài 3 bộ phận kể trên, những hạng mục bảo dưỡng còn lại của xe điện hầu như giống hệt ôtô thông thường. Đó là hệ thống phanh, hệ thống treo, lốp xe, hệ thống điều hòa, hệ thống điện…

>> Xem thêm: Bảng giá xe Mercedes-Benz tháng 4/2021: Thêm sản phẩm mới

Người dùng được khuyến cáo kiểm tra các hạng mục này thường xuyên hơn so với thời gian bảo dưỡng khuyến nghị của nhà sản xuất dành cho động cơ điện hay pin để đảm bảo khả năng vận hành an toàn, ổn định.

>> Xem thêm: Bảng giá xe MG tháng 4/2021: Rẻ nhất 519 triệu đồng

 

Lấy ví dụ, mẫu xe điện Nissan Leaf có đề xuất thời điểm bảo dưỡng định kỳ lần đầu là 6 tháng hoặc 12.000 km (7.500 dặm), lần 2 là 12 tháng hoặc 24.000 km… Trong khi đó, cụm phanh, phuộc hay lốp cần được bảo dưỡng định kỳ 5.000-10.000 km.

>> Xem thêm: Bảng giá xe BMW tháng 4/2021

- Video chuyên gia nói gì về ôtô điện VinFast mới bán ra tại Việt Nam. Nguồn Zing.

Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm