Khoa học - Công nghệ

Phát triển máy bay ‘tàng hình’ nhờ chim cú

Khả năng bay không phát ra tiếng động của chim cú có thể giúp các nhà khoa học phát triển máy bay chở khách ‘tàng hình’ trong tương lai.

Tại sao chim cú quay đầu 270 độ sao không bị đứt mạch máu não? / Ngỡ ngàng với cặp chim cú 'hôn nhau thắm thiết'

Cấu tạo cánh của chim cú có thể giúp phát triển máy bay dân dụng ‘tàng hình’ trong tương lai.

Chim cú có cấu tạo lông cánh đặc biệt giúp chúng giảm tiếng động khi bay và có thể săn mồi một cách ‘tàng hình’.

Tiến sĩ Justin Jaworski và các cộng sự thuộc trường đại học Cambridge (Anh) đang tiến hành nghiên cứu cấu trúc cánh của chim cú nhằm mục đích phát triển máy bay chở khách ‘tàng hình’ trong tương lai.

“Nhiều loài cú phát triển bộ lông đặc biệt để loại bỏ hiệu quả âm thanh khí động lực phát ra từ cánh trong khi bay, cho phép chúng săn và bắt mồi bằng cách chỉ dùng tai nghe”, tiến sĩ Justin Jaworski, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.

Tất cả các loại cánh, tự nhiên hay nhân tạo, đều gây ra tiếng ồn do các nhiễu loạn không khí được tạo ra trong lúc không khí di chuyển xuyên qua phần lái ở đuôi. Các máy bay dân dụng với đặc điểm phần lái ở đuôi bằng vật liệu cứng, tạo ra tiếng ồn rất lớn.

Nhưng chim cú có thể bay lượn cực êm với cấu tạo lông cứng hình răng lược ở phần dưới của cánh cùng với cấu tạo lông mền ở phần trên của cánh giúp không khí có thể đi qua nhẹ nhành mà không phát ra tiếng ồn. Đuôi của chim cú cũng có cấu trúc lông rất linh hoạt.

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng phân tích cấu trúc cánh của chim cú để tìm hiểu thêm khả năng giảm tiếng ồn để chuyển sang áp dụng cho thiết kế máy bay dân dụng. Hiện tại, các nhà khoa học đang sử dụng mô hình toán học để thử nghiệm nhằm tìm ra thiết kế tối ưu nhất.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm