Quỹ đầu tư Mỹ đổ 70 tỉ đồng vào ứng dụng kiểm thử phần mềm của người Việt
Hàng loạt mẫu iPhone giảm giá bán tại Việt Nam, cao nhất 3 triệu / Yamaha TFX 150 2019 chính thức ra mắt, sẽ sớm về Việt Nam?
Một phần mềm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam có tên Kobiton, vừa chính thức nhận được khoản đầu tư 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) từ Kinetic Ventures. Kinetic Ventures là mộ tquỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Mỹ, chuyên đầu tư vào những công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao. Khoản đầu tư này còn có sự góp vốn của công ty KMS Technology và quỹ đầu tư Service Provider Capital.
Kobiton là một dịch vụ kiểm thử ứng dụng "đám mây".
Ra đời từ năm 2016 bởi một nhóm gồm 5 kỹ sư người Việt, Kobiton là một giải pháp đám mây hỗ trợ khách hàng là các doanh nghiệp, công ty công nghệ trên thị trường toàn cầu kiểm thử và đánh giá chất lượng các phần mềm, ứng dụng trên thiết bị di động. Đến năm 2018, Kobiton thành lập công ty có trụ sở chính tại Atlanta (Mỹ) với đội ngũ hơn 40 người.
Đến nay, Kobiton đã có hơn 25.000 người dùng, 1 triệu phút sử dụng được bán ra, cho phép kiểm thử ứng dụng trên 500 thiết bị di động khác nhau và trung bình mỗi tháng ghi nhận thêm 2.000 người dùng mới. Với khoản đầu tư 3 triệu USD nói trên, Kobiton cho biết, họ sẽ tập trung phần lớn vào hoạt động kinh doanh và quảng bá sản phẩm.
Theo nhà phát triển ứng dụng, việc sử dụng các công cụ kiểm thử lỗi thời có thể làm chậm lại quá trình phát triển của ứng dụng di động. Do đó, Kobiton giúp các nhà phát triển ứng dụng cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc đảm bảo chất lượng trong phát triển ứng dụng di động, đồng thời giúp các công ty đưa ra thị trường những ứng dụng chất lượng cao một cách nhanh chóng và hoàn thiện.
Thời gian tới, Kobiton sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho quá trình kiểm thử tự động (Automation Test), giúp đánh giá nhanh chóng sự tương thích của ứng dụng với thiết bị bằng cách kiểm tra sự cố, cách vận hành chương trình, giao diện người dùng và khả năng bảo mật, từ đó Kobiton có thể đưa ra những gợi ý để người phát triển khắc phục tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo