Khoa học - Công nghệ

Sốc: Loài vật còn sống này đến từ "lục địa ma" thứ 8

Một loài vật đã kịp đào tẩu khỏi Zelandia trước khi "lục địa ma" này bị chính Trái Đất nuốt mất hàng chục triệu năm trước, biến đổi để định cư ở Nam Cực.

Khai quật mộ cổ Trung Quốc: Tử thi đột ngột 'biến dạng' khiến các nhà khảo cổ khiếp sợ - Chuyện gì vậy? / Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc: Quan tài tỏa mùi thơm

Nhóm nghiên cứu từ New Zealand và Mỹ đã gây sốc khi tuyên bố rằng chim cánh cụt không phải sinh vật bản địa của Nam Cực hay bất cứ đâu trên 5 châu lục còn lại của thế giới ngày nay. Một hóa thạch 3 triệu năm tuổi, còn mang những dấu vết sơ khai của tổ tiên, đã kết nối thẳng loài vật này với Zealandia, một lục địa chưa từng biết đến của Trái Đất.

Sốc: loài vật còn sống này đến từ lục địa ma thứ 8 - Ảnh 1.

"Lục địa ma" thứ 8 ngày nay đã bị đại dương nuốt chửng - Ảnh: NOAA

Zealandia vừa được các nhà khoa học New Zealand "trình làng" với thế giới hồi giữa năm nay trong một bản đồ gây sốc. Ngoài 7 lục địa đã biết (Âu, Á, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đại Dương, Nam Cực), một lục địa nhỏ khác xuất hiện bên cạnh châu Đại Dương, nhưng chỉ còn là hình bóng ma quái. Nó đã chìm dần xuống đáy biển từ 23-50 triệu năm trước, nhưng những dấu hiệu địa chất minh chứng sự hiện hữu của nó thì vẫn rõ ràng.

Tàn tích ít ỏi của lục địa thứ 8 này chính là đảo quốc New Zealand, nơi ngày nay được coi như một phần của châu Đại Dương.

Sốc: loài vật còn sống này đến từ lục địa ma thứ 8 - Ảnh 2.

Hóa thạch chim cánh cụt cổ đại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Theo tiến sĩ Daniel Thomas, nhà động vật học từ Đại học Massey (New Zealand), trưởng nhóm nghiên cứu, hóa thạch được phát hiện thuộc về loài Eudyptes. Hóa thạch được bảo quản trong tình trạng tốt với hộp sọ và xương cánh gần như nguyên vẹn. Hiện còn 7 phân loài Eudyptes còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhưng con Eudyptes hóa thạch này mang những đặc điểm khác biệt so với con cháu sau này, cho thấy nó phải có nguồn gốc từ một nơi hoàn toàn khác trước khi giống loài tiến hóa và thích nghi với Nam Cực – "thánh địa" chim cánh cụt ngày nay.

 

Các nhà khoa học đã đối chiếu mẫu vật với nhiều mẫu vật chim cánh cụt hiện đại và cổ đại khác, bao gồm chim cánh cụt "quái vật" to bằng người thường, sinh vật từng được chứng minh cũng thuộc về Zelandia, nhưng đã tuyệt chủng và không còn con cháu. Câu trả lời gây sốc: ngay cả sinh vật này, loài ngỡ rằng sinh ra ở Nam Cực, cũng thuộc về lục địa đã mất!

Nói cách khác, toàn bộ chim cánh cụt trên thế giới đều có nguồn gốc Zealandia. Có thể đó là lý do nó mang nhiều điểm độc đáo, khác biệt so với hầu hết sinh vật trên các lục địa còn lại của Trái Đất.

Theo các nhà nghiên cứu, "lục địa ma" Zelandia từng là mảnh đất màu mỡ với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, ngoài chim cánh cụt còn có nhiều loài khủng long trú ngụ. Rõ ràng chim cánh cụt đã tiến hóa rất nhiều để từ sinh vật nhiệt đới hóa sinh vật của miền băng giá.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm