Sốc: Một lục địa của Trái Đất đang vỡ ra từng mảnh
Top 10 xe SUV tốt nhất tầm giá dưới 25.000 USD: Vinh danh Hyundai Kona / Những ưu điểm trên BMW X3 giá từ 2,279 tỷ đồng tại Việt Nam
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Virginia (Mỹ) đã thiết lập một thiết bị GPS ở Bắc Madagascar – hòn đảo nổi tiếng của châu Phi để theo dõi những chuyển động tinh vi của bề mặt Trái Đất trong khu vực. Kết quả cho thấy hòn đảo này đang biến đổi bằng cách dần vỡ ra thành nhiều đảo nhỏ. Không chỉ Madagascar, toàn bộ châu Phi đang có dấu hiệu phân tách tương tự.
Một nhà khoa học đang làm việc tại Madagascar - Ảnh: Rina Andrianasolo
Bài công bố trên Geology cho hay quá trình biến đổi lục địa xảy ra theo trục của Hệ thống rạn nứt Đông Phi phân kỳ. Theo đó, mảng kiến tạo lớn mà châu Phi đang ngự trị đang có xu hướng vỡ thành nhiều mảnh lớn nhỏ khác nhau. Quá trình này sẽ dẫn đến phân tách lục địa, hình thành các vùng biển và thậm chí là đại dương mới.
Mảng kiến tạo có thể hiểu như một mảnh vỏ của hành tinh, trên đó ngự trị các lục địa và đại dương. Quá trình di chuyển, thay đổi của các mảng này là một phần của quá trình gọi là "kiến tạo mảng", từng khiến các lục địa trên Trái Đất nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách ra thành nhiều châu lục. Các châu lục ngày nay từng là một phần của siêu lục địa Pangaea, nơi sinh sống của những con khủng long thời kỳ đầu. Núi lửa hay động đất là những dấu hiệu nhỏ hơn nhưng dễ quan sát hơn của hoạt động kiến tạo mảng.
Theo phó giáo sư D. Sarah Stamps, người đứng đầu nghiên cứu, công trình xuất phát từ việc ghi nhận những hoạt động núi lửa và địa chất gần đây ở quần đảo Comoros ở Ấn Độ Dương, giữa Đông Phi và Madagascar.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả mảng kiến tạo đang di chuyển khoảng vài milimét mỗi năm. Sự phân tách lục địa và hình thành đại dương mới chỉ thực sự rõ ràng sau hàng triệu năm, một thời gian rất dài so với loài người nhưng chỉ là một khoảnh khắc trong lịch sử hành tinh.
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hoạt động kiến tạo mảng. Chính quá trình tưởng chừng khủng khiếp này lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sống sơ khai, cũng như duy trì khí hậu và khí quyển phù hợp cho sự sống của hành tinh. Ngoài Trái Đất, hệ Mặt Trời còn có một thiên thể khác có kiến tạo mảng, nhưng không phải hành tinh và quá trình kiến tạo bị quá mức, tạo nên một thế giới núi lửa chết chóc: mặt trăng Io của Sao Mộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian