Khoa học - Công nghệ

Tảo Việt Nam sẵn sàng "lên đường" sang châu Âu

DNVN – Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam (VASTCOM) đã hợp tác với GS.TS Perter Monfort (CHLB Đức) cùng một số nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đã thành công trong việc chiết xuất ra chất Chlorins 6 ứng dụng điều trị bệnh ung thư, dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong thời gian tới.

Trạm sạc dự phòng di động thông minh iSitePower M Mini giá từ 8 triệu đồng / Sự kiện & Bình luận: Khoa học và công nghệ xuất chúng

Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam (VASTCOM) được biết đến là một trong những công ty tiên phong trong việc nghiên cứu các sản phẩm tảo xoắn Spirulina ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ của Nhật Bản. Hiện công ty đang phát triển 3 dòng sản phẩm chính đó là tảo xoắn Spirulina, đông trùng hạ thảo và đậu tương lên men Natokinaza.

Năm 2017 - 2018 công ty được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đầu tư 15 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới Worl Bank, bằng các trang thiết bị và công nghệ sản xuất tảo xoắn, gọi tắt là dự án FIRST.

Với sự phối hợp và giúp đỡ của các nhà khoa học đầu ngành về công nghệ sinh học và các giáo sư, tiến sĩ Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, trường Đại học Vinh. Dự án đã thành công, sản phẩm của công ty được Bộ Y tế kiểm định cho phép lưu hành trên toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài.

Các sản phẩm của Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo VN (VASTCOM).

Các sản phẩm của Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo VN (VASTCOM).

Ông Hồ Phi Toàn, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, hiện nay, công ty đã tuyển chọn được giống tảo Spirulina có khả năng sản xuất sinh khối lớn, hàm lượng các hợp chất hữu cơ giá trị cao. Nghiên cứu được các sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina theo hướng sử dụng làm thực phẩm chức năng và thức ăn bổ sung trong chăn nuôi/nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng tảo Spirulina để xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản và quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ tảo Spirulina.

Đặc biệt, hiện dự án đang hợp tác với GS.TS Perter Monfort (CHLB Đức) cùng một số nhà khoa học nghiên cứu công nghệ tách chiết, phân lập các hợp chất màu chlorophyll từ spirulina. Điều chế các dẫn xuất của chlorophyll thành chlorin e6 trimethylester và chlorin e6 monomethylester để ứng dụng điều trị bệnh ung thư bằng liệu pháp quang.

GS.TS Perter Monfort tham gia nghiên cứu, ông mang cả thiết bị từ Đức sang, cùng kết hợp với các thiết bị do Bộ KH&CN tài trợ để chiết xuất ra chất Chlorins 6. Theo ông Toàn, năm 2019, sản phẩm Chlorins 6 đã bắt đầu được xuất khẩu sang châu Âu ở các nước như Pháp và Đức. Tuy nhiên, trong năm 2020, 2021 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 nên việc xuất khẩu đang gặp một số khó khăn. Tuy nhiên công ty vẫn đang tích cực trao đổi, làm việc với các đối tác để có thể xuất khẩu sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Hiện công ty đang chuẩn bị đưa clorin e6 vào thí nghiệm lâm sàng. Sau đó sẽ báo cáo kết quả với Bộ Y tế đăng ký trở thành thuốc chữa bệnh ung thư được lưu hành tại thị trường trong nước.

Theo các chuyên gia, sản phẩm công nghệ chlorin e6 trimethylester, chlorin e6 monomethy có giá trị ứng dụng cao trong y dược và tạo tiền đề cho các nghiên cứu về quang trị liệu bệnh ung thư là kết quả khoa học rất mới, sẽ có giá trị, ý nghĩa khoa học rất cao, mở ra triển vọng ứng dụng tảo Spirulina trong điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam.

 

Gian hàng của Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo VN (VASTCOM) tại sự kiện“Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Gian hàng của Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam (VASTCOM) tại sự kiện“Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Ngoài ra, sản phẩm đông trùng hạ thảo mà công ty sản xuất còn được các chuyên gia đánh giá đạt khoảng 85-90% hàm lượng các hoạt chất so với sản phẩm thu hoạch từ tự nhiên ở vùng Tây Tạng, Tân Cương, Trung Quốc. Nghiên cứu, sản xuất đậu tương lên men Natto Kinaza theo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản. Cả 3 sản phẩm đều có chất lượng tương đương nhưng có giá cả thấp hơn 10 lần so với sản phẩm nhập ngoại.

 

Từ những kết quả đạt được kể trên, Công ty đã nhận được danh hiệu sản phẩm vàng vì quyền lợi người tiêu dùng. Năm 2019 được tỉnh Nghệ An công nhận 3 sản phẩm Tảo xoắn Spirulina, Đậu tương lên men Natokinaza và Đông trùng hạ thảo đạt OCOP hạng 4 sao. Năm 2020 đã được UBND huyện Quỳnh Lưu đề nghị tỉnh Nghệ An công nhận OCOP hạng 5 sao. Ngoài ra công ty còn được tặng nhiều giải thưởng khác, trong đó có giải nhất về sáng tạo khoa học công nghệ năm 2015 - 2020.

Tháng 6/2020 công ty được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An đồng ý cho đổi tên từ “Công ty CP Khoa học xanh hidumi pharma” thành tên “Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo Việt Nam”. Với logo thương hiệu VASTCOM con rồng bay dáng xoắn của tảo Sprulina.

Tuy nhiên, với xuất phát điểm là làm nghiên cứu, nên việc tiếp cận thị trường và tiếp thị sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, mặc dù công ty nhận được hỗ trợ rất nhiều từ phía các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhưng VASTCOM nói riêng và các doanh nghiệp khoa học công nghệ nói chung đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc lan tỏa thông tin và đưa các sản phẩm khoa học công nghệ ra thị trường.

"Vì vậy, hiện vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu được trọn vẹn được giá trị sản phẩm để sử dụng. Đây có thể xem là trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp khoa học công nghệ ở thời điểm hiện tại", đại diện VASTCOM chia sẻ.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm