Tàu vũ trụ Hằng Nga của Trung Quốc hoàn tất thu thập mẫu vật trên Mặt Trăng
Sự thật sốc khi khám nghiệm hài cốt "con người đầu tiên trên Trái Đất" / Sự kỳ bí khó lý giải của Tam giác quỷ Bermuda
Tàu Hằng Nga 5 đã thu thập 2 kg mẫu đất đá trong khoảng 19 giờ tại khu vực chưa từng khám phá có tên Oceanus Procellarum, hay còn gọi là Ocean of Storms, nơi có địa hình bằng phẳng và chứa một lượng lớn dung nham.
CNSA cho hay sứ mệnh này kết thúc vào 22h ngày 2/12 (giờ Bắc Kinh) và các mẫu vật đã được chuyển đến một khoang chứa đặc biệt bên trong tàu Hằng Nga theo đúng kế hoạch.
Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thu thập được các mẫu vật chất trên Mặt Trăng sau Mỹ và Liên Xô trước đây.
Tàu Hằng Nga 5 được tên lửa Trường Chinh 5 đưa lên vũ trụ vào ngày 24/11 sau 4 lần bị trì hoãn kể từ năm 2017. Tàu thám hiểm của Trung Quốc có nhiệm vụ nghiên cứu bề mặt Mặt Trăng trong 2 ngày và thu thập mẫu đất đá trước khi quay trở về.
Để thực hiện sứ mệnh này, tàu được trang bị camera để khảo sát bãi đáp và khu vực lấy mẫu, một máy đo phổ hồng ngoại để phát hiện thành phần vật chất của khu vực lấy mẫu và thiết bị để thăm dò cấu trúc dưới bề mặt.
Hằng Nga 5 có tổng cộng 4 mô đun, gồm một tàu quỹ đạo (Orbiter), một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật (Lander), một tàu lấy mẫu vật (Ascender) và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về trái đất an toàn (Returner).
Cho tới nay, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD vào chương trình phát triển không gian vũ trụ với mục tiêu xây dựng trạm vũ trụ vào năm 2022 và đưa con người lên Mặt Trăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển