Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học: 'Chìa khóa' phát triển kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh

Việc kết hợp giữa khoa học, công nghiệp và đổi mới sáng tạo giúp tạo ra một môi trường phát triển động lực, thúc đẩy việc áp dụng những phát hiện và kiến thức mới từ nghiên cứu khoa học vào sản xuất và dịch vụ, là "chìa khóa" phát triển kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh.

Phát hiện siêu Trái Đất kim cương có khả năng “tái sinh” / Một hành tinh khác ẩn trong lòng Trái Đất làm lục địa dịch chuyển

Mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số kết nối khoa học - công nghiệp và đổi mới sáng tạo” nhằm giúp các hội thành viên, tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp có góc nhìn mới về chuyển đổi số, đưa ra những giải pháp chuyển đổi số hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

chuyen doi so

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Phước - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM - nhận định: Trong bối cảnh thế giới ngày càng diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những công nghệ đột phá mang tính sáng tạo, cốt lõi như Internet vạn vật (IoT),trí tuệ nhân tạo(AI), dữ liệu lớn (big data), công nghệ chuỗi khối (blockchain), vi mạch bán dẫn,… đang tạo ra những thay đổi trên phạm vi rộng, loại bỏ ưu thế của các phương thức sản xuất, mô hình kinh doanh truyền thống.

Vì thế, việc kết hợp giữa khoa học, công nghiệp và đổi mới sáng tạo tạo ra một môi trường phát triển động lực, thúc đẩy việc áp dụng những phát hiện và kiến thức mới từ nghiên cứu khoa học vào sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức và công nghệ, tăng cường cạnh tranh, và thúc đẩy sựphát triển bền vững, là "chìa khóa" phát triển kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh.

Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm và 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.

Thực tế, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo ra những thay đổi lớn cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số thành công, bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể.

Theo báo cáo của Sở Thông tin Truyền thôngTPHCM, thành phố phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, doanh nghiệp số, xã hội số. Để sớm đạt được mục tiêu này, thành phố đã thành lập Trung tâm Dữ liệu chính quyền điện tử TPHCM với 1.000 máy chủ; hơn 800 điểm kết nối mạng đô thị băng thông rộng Metronet dùng riêng tại cơ quan nhà nước; hạ tầng CNTT tại các quận huyện, sở, ban, ngành được đảm bảo hoạt động xuyên suốt.

Ngoài ra, thành phố còn đầu tư xây dựng nền tảng số, hệ thống chia sẻ dữ liệu với 1.139 đơn vị với Hệ thống dữ liệu quốc gia (NGSP); xây dựng hệ thống giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến nhằm tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp…

chuyen doi so1

Ông Nguyễn Minh Huấn - trưởng phòng kế hoạch tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cũngcho biếtTP.HCM đang đẩy mạnh các chương trình chuyển đổi số để tạo ra sức cạnh tranh nổi bật, cũng như hướng đến xây dựng TP thông minh.

"Hạ tầng kỹ thuật và nền tảng số dùng chung là cơ sở giúp đẩy mạnh và phát triển bền vững, liên thông kết nối các giải pháp, ứng dụng hiệu quả trong chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo các mục tiêu đề ra trongchương trình chuyển đổi sốvà đề án xây dựng TP.HCM".

Cũng tạo Hội thảo, bà Nguyễn Ngọc Hương, Phó Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt cho biết: “Vừa qua khi tham gia sự kiện chợ phiên OCOP ở huyện Cần Giờ, công ty đã chốt được 200 đơn hàng trong một phiên livestream, số đơn hàng này bằng doanh số nửa tháng của công ty bán trên sàn thương mại điện tử. Hoặc nếu như trước đây, các đối tác của công ty phải tốn thời gian, tiền bạc đến trực tiếp nhà máy để xem từng quy trình sơ chế, chế biến sản phẩm thì hiện nay nhờ công nghệ số, tôi đã có thể livestream trực tiếp tại nhà máy; đối tác, khách hàng của chúng tôi ngồi ở nhà cũng có thể nhìn thấy từng quy trình sản xuất từng sản phẩm của công ty. Do vậy, có thể khẳng định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của xã hội, là mạch sống còn của mỗi doanh nghiệp”, bà Hương chia sẻ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm