Khoa học - Công nghệ

Tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ ngôi sao gần Mặt Trời nhất

Nhóm dự án săn tìm dấu vết của nền văn minh ngoài hành tinh phát hiện tín hiệu vô tuyến từ ngôi sao cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng.

Cận cảnh smartphone ‘nồi đồng cối đá’, 4 camera sau, pin 4.000 mAh, giá 7 triệu đồng / Top 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020

Các nhà thiên văn của dự án Breakthrough Listen ghi nhận tín hiệu vô tuyến 980 MHz phát ra từ phía Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, Live Science hôm 20/12 đưa tin. Họ phát hiện tín hiệu này trong 30 tiếng sử dụng kính viễn vọng Parkes, Australia, vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và chưa công bố dữ liệu cụ thể.

Kính viễn vọng Parkes tại New South Wales, Australia. - Ảnh: CSIRO/A. Cherney.

Kính viễn vọng Parkes tại New South Wales, Australia. - Ảnh: CSIRO/A. Cherney.

Dự án Breakthrough Listen được triển khai bởi Yuri Milner, nhà đầu tư khoa học và công nghệ tại Thung lũng Silicon, vào năm 2015. Dự án 100 triệu USD này hướng tới việc quan sát hàng triệu ngôi sao gần Trái Đất và phát hiện những tín hiệu từ nền văn minh ngoài hệ Mặt Trời.

Tín hiệu mới được đặt tên là Breakthrough Listen Candidate 1, hay BLC1, chỉ xuất hiện một lần và chưa tùng được ghi nhận lại. Có vẻ nó bắt nguồn trực tiếp từ hệ sao Proxima Centauri cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng. Điều đáng chú ý là trong lúc các nhà khoa học quan sát, tín hiệu này thay đổi nhẹ, tương tự với sự thay đổi do một hành tinh di chuyển gây ra. Hệ sao Proxima Centauri có một hành tinh đất đá lớn hơn Trái Đất 17% và một hành tinh khí khổng lồ.

Sau tín hiệu "Wow!", BLC1 là bằng chứng tiềm năng đầu tiên về hoạt động liên lạc ngoài hành tinh, một nhà khoa học nhận xét. "Wow!" là tín hiệu vô tuyến nổi tiếng được phát hiện vào năm 1977. Nó gây chú ý lớn vì dường như giống với tín hiệu phát ra nhờ công nghệ. Tuy nhiên, BLC1 cũng có thể có nguồn gốc tự nhiên, ví dụ từ sao chổi hay đám mây hydro.

"Đây là tín hiệu thú vị nhất chúng tôi từng ghi nhận trong dự án Breakthrough Listen. Trước đó chưa có tín hiệu nào vượt qua nhiều lớp lọc của chúng tôi như vậy", chuyên gia Sofia Sheikh từ Đại học Bang Pennsylvania, trưởng nhóm phân tích tín hiệu tại Breakthrough Listen, cho biết.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm