Trợ lý ảo ngành Tòa án: Công cụ nâng cao hiệu quả, chất lượng ngành Tòa án
Tàu Thường Nga-6 trở về Trái Đất mang theo những mẫu vật đầu tiên từ vùng khuất của Mặt Trăng / Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích APT mới nhắm vào Việt Nam
Ứng dụng AI trong ngành Tòa án là xu hướng tất yếu
Theo thông tin tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Quân, Phó Giám đốc khối nền tảng trợ lý ảo, Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) cho biết, tư pháp là một lĩnh vực rất rộng về nội dung, bao phủ toàn bộ các mối quan hệ của xã hội. Do đó, mỗi khi cần tra cứu một vấn đề cụ thể, các cán bộ làm việc trong ngành
Tư pháp sẽ cần tìm đến rất nhiều văn bản để có được câu trả lời. Việc tìm và lọc thấy đúng văn bản mình cần luôn tiêu tốn một lượng lớn thời gian của công chức tư pháp. Trong khi đó, khối lượng công việc ngành Tòa án đang tăng lên tới 8 - 9% hàng năm, vượt quá nhiều lần so với khả năng tăng nguồn nhân lực của toàn hệ thống tư pháp.
Do đó, việc tăng cường công nghệ thông tin, cụ thể là ứng dụng AI để đẩy nhanh tốc độ, đồng thời nâng cao chất lượng tố tụng và hiệu quả trong việc quản lý ngành Tòa án là xu hướng tất yếu.
Hiện,Ngành Tòa án đã bước đầu ứng dụng AI và xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán, tích hợp trên 168.000 văn bản, trên 1,4 triệu bản án, trên 24.000 câu giải đáp tình hình pháp lý.
Trợ lý ảo Tòa án hiện cũng đã cung cấp các dịch vụ thông minh hỗ trợ Thẩm phán như: Giới thiệu hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết vụ án; Giới thiệu các tình huống pháp lý tương tự đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC tổng kết thực tiễn xét xử và đưa ra câu trả lời; (trợ lý ảo thao tác); Giới thiệu các án lệ liên quan…
Theo đại diện Viettel AI, hiện trợ lý ảo pháp luật có hơn 4.000.000 lượt sử dụng, trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000.000 - 15.000.000 lượt hỏi đáp, tra cứu. Thông qua kết quả khảo sát với 3.666 lượt đánh giá, 99% người dùng đánh giá cao độ hữu ích của sản phẩm. Tỷ lệ người sử dụng chưa hài lòng chỉ chiếm 5,22%. Đồng thời, trợ lý ảo giúp giảm 30% lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ hệ thống tòa án.
Xây dựng trợ lý ảo pháp luật là quá trình vô cùng thách thức
Ông Trần Mạnh Quân cho biết,quá trình xây dựng giải pháp, nhóm dự án của Viettel AI đã gặp rất nhiều thách thức khổng lồ, tiêu biểu như việc chuyển hóa kho văn bản pháp luật đang ngày càng đồ sộ hơn trở thành dữ liệu trong một cấu trúc để AI có thể học được, khai thác được…
Theo đó, khi tiếp cận bài toán này, đội ngũ phát triển đã xác định, Trợ lý ảo Pháp luật phải trở thành một cuốn bách khoa toàn thư về văn bản pháp luật Việt Nam. Để làm được điều này, việc đầu tiên của các kỹ sư công nghệ là phải trở thành chuyên gia pháp luật. Bởi vì, chỉ khi nắm được và hiểu kết cấu, cách thức vận hành của cả ngành tư pháp nói chung cũng như ngành tòa án nói riêng thì mới có thể đưa ra các mô hình AI phù hợp, hiệu quả. Từ đó thì mới có thể đưa ra phương án thu thập hàng trăm nghìn văn bản cho mọi lĩnh vực vừa đảm bảo chính xác vừa thống nhất trong một cấu trúc dữ liệu để máy “học” được.
Nhưng đây là một thách thức rất lớn cho Viettel AI, do đây là hệ tri thức mà các thẩm phán hay cán bộ tư pháp phải mất nhiều năm, thậm chí chục năm học tập, công tác mới có được. Trong khi đó, nhóm dự án đều là dân “ngoại đạo”.
Chưa kể, ông Quân cho biết, đội ngũ của Viettel AI còn có tham vọng trợ lý ảo này còn phải thu thập và chiết xuất được các tri thức ẩn giấu - những kinh nghiệm, trí tuệ của các thẩm phán giàu kinh nghiệm mà chưa từng được văn bản hóa ở bất cứ đâu.
Để giải quyết, trong giai đoạn đầu, nhóm dự án đã tham gia các buổi đào tạo những kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản pháp luật cũng như tố tụng bộ phận pháp chế trong nội bộ của Viettel AI. Sau đó, một tổ chuyên gia đồng hành cùng Viettel AI đã được thành lập với gần 100 thẩm phán giàu kinh nghiệm, đứng đầu là nguyên Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC Tống Anh Hào, để cấp thông tin định hình các quy trình nghiệp vụ cho nhóm phát triển cũng như chỉnh sửa, hoàn thiện giải pháp.
Ngoài các công việc phát triển phần mềm được thực hiện theo bài toán nghiệp vụ do tổ chuyên gia đưa ra, Viettel AI cũng thực hiện khảo sát, xin tham vấn nhiều cấp như Toà án cấp cao tại Hà Nội, Toà án Nhân dân TP. Hà Nội và các quận.
Nhờ đó, Trợ lý ảo Pháp luật vừa có thể tuân thủ theo nghiệp vụ thực tế vừa đảm bảo bám sát nhu cầu công việc của các thẩm phán.
Các chuyên gia của Viettel AI cũng đã chú trọng xây dựngmô hình ngôn ngữ lớn sạch, của Việt Nam và dùng riêng cho người Việt để đảm bảo trợ lý tòa án không học phải các thông tin tốt xấu lẫn lộn như các mô hình ngôn ngữ phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển trợ lý ảo, Viettel tiếp cận theo hướng, trợ lý ảo Việt Nam không dùng để trả lời mọi thứ mà sẽ phục vụ cho từng ngành để tối ưu tối đa hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo