Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và ước mơ trở thành trung tâm điện gió mang tầm khu vực

DNVN - Phát triển điện gió giúp Việt Nam thay thế dần nguồn năng lượng nhiệt điện, tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu than mỗi năm. Đồng thời, có cơ hội trở thành một trung tâm điện gió lớn của thế giới, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển và hướng tới xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang các nước ASEAN.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Vaccine giúp giảm gần 50% nguy cơ nhiễm COVID-19 ở trẻ em

Phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 1/11 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng dần từng năm và sẽ bằng 0 vào năm 2050; nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí metan… Với cam kết mạnh mẽ này, cơ hội lớn mở ra chính là làn sóng đầu tư mới của quốc tế và trong nước sẽ đổ vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó điện gió được dự báo là lĩnh vực hấp dẫn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Riêng điện gió ngoài khơi, Việt Nam có tiềm năng khoảng 160 GW. Đây cũng là nguồn điện giảm thiểu carbon nhiều nhất. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, điện gió ngoài khơi giúp giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Với Việt Nam, nhờ nguồn gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi có thể đạt công suất lớn hơn 50%, tương đương hệ số công suất của thuỷ điện. Chưa kể, loại hình năng lượng này còn có khả năng chạy phụ tải nền, có tính đoán định cao hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi sạch khác và hỗ trợ an ninh năng lượng.

Đại diện Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, với 4-5 GW điện gió ngoài khơi phát triển đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiết kiệm khoảng 800 triệu USD nhập khẩu than mỗi năm, giúp tạo ra 40.000 việc làm tại địa phương.

Trao đổi với báo chí về đầu tư tài chính trong lĩnh vực năng lượng, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (GWEC) cho biết, các nhà máy điện than trên thế giới đang được nhìn nhận lại về tính hiệu quả và chi phí. Các quốc gia và tổ chức tài chính phần lớn đã có tuyên bố dừng đầu tư với điện than. Do đó, chuyển hướng đầu tư vào điện gió không chỉ bảo đảm an ninh năng lượng, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam không chỉ tạo ra một ngành công nghiệp mới mà còn tạo ra hàng trăm nghìn công việc từ phát triển điện gió ngoài khơi. Theo kịch bản phát triển cao của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2035 có khoảng 700.000 công việc được tạo ra nhờ điện gió ngoài khơi, đáng chú ý là 40% được tạo ra nhờ xuất khẩu điện gió từ Việt Nam đến các quốc gia trong khu vực.

 

Xác định đây là nguồn điện chủ đạo trong phát triển năng lượng tái tạo tới năm 2030, trong phương án tính toán mới nhất cập nhật tháng 11 của dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã nâng công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi (offshore) lên 4 GW vào năm 2030, tăng 1 GW so với các phương án trước đó. Với mức này, tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong hệ thống điện khoảng 2,6% vào năm 2030 và tăng lên gấp hơn 4 lần (10,8%) vào năm 2045.

Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, Chính phủ đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc phát triển điện gió. Đơn cử, việc ban hành biểu giá bán điện năng (FIT) cho các dự án điện gió từ năm 2021 đến cuối năm 2023, đồng thời góp phần giảm rủi ro tài chính cho các dự án điện gió để có thể nghiệm thu đưa vào vận hành trước thời hạn mới.

Mặc dù có chi phí cao và phức tạp hơn nhưng các dự án điện gió ngoài khơi mang lại cơ hội gia tăng công suất và giảm áp lực cho lưới điện so với các nguồn năng lượng tái tạo khác. Chính phủ cũng nhìn nhận điện gió sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trung tâm điện gió ngoài khơi lớn của thế giới; thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển và tương lai là xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang ASEAN và vùng lân cận.

Cơ chế sẽ mở đường phát triển

Điện gió giúp thay thế dần nguồn điện than nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, năng lượng này cần được mở đường phát triển bằng cơ chế chính sách cụ thể.

 

Hiện, cả nước có 106 dự án điện gió được triển khai xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD, tổng công suất 5.655 MW. Các dự án trên đã có hồ sơ đăng ký đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Nhưng tính đến ngày 1/11/2021 mới có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 3.298 MW được công nhận COD. 37 nhà máy còn lại trong danh sách chưa được công nhận COD đến thời điểm đó, hiện vẫn tiếp tục hoàn thiện xây dựng, lắp đặt và tiến tới được thẩm định để đóng điện, hòa lưới điện.

Điện gió giúp thay thế dần nguồn điện than nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, năng lượng này cần được mở đường phát triển bằng cơ chế chính sách cụ thể.

Điện gió giúp thay thế dần nguồn điện than nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, năng lượng này cần được mở đường phát triển bằng cơ chế chính sách cụ thể.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao điện gió tại Việt Nam dù được đánh giá là nhiều ưu thế song vẫn không đủ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước?

 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, do tác động của dịch COVID-19, công tác triển khai xây dựng gặp khó khăn về nhập khẩu các thiết bị, thiếu chuyên gia nước ngoài phối hợp kỹ thuật, dẫn đến nhiều dự án không kịp tiến độ theo cơ chế FIT. Mạng lưới truyền tải chưa đáp ứng, khối lượng lưới chưa đủ lớn để truyền tải, nhu cầu đất đai cho các dự án điện gió trên bờ cần khoảng 28.000 ha, vấn đề mất đất trồng trọt và kế sinh nhai của người dân đang là mối quan tâm sâu sắc.

Ngoài những hạn chế nêu trên, điện gió ngoài khơi cũng là một thách thức lớn đối với ngành năng lượng Việt Nam khi được coi là công nghệ mới, còn nhiều vướng mắc về thiết bị cũng như chi phí.

Ông Mark Hutchinson nhận định, sự hỗ trợ ban đầu cho điện gió ngoài khơi là rất cần thiết cho ngành để có thể giảm giá thành sản xuất. Điện gió ngoài khơi nên có một mục tiêu tham vọng ở mức 10 GW như các đề xuất. Điều này hoàn toàn khả thi và nguồn vốn có sẵn từ những tổ chức. Nếu thiếu đi mục tiêu này, các ưu đãi không đủ sức hấp dẫn để thuyết phục các nhà đầu tư đưa ra quyết định tại Việt Nam.

Theo tính toán từ GWEC, với 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam sẽ cần được đầu tư 10-12 tỷ USD. Nhưng với lợi thế là nguồn tài nguyên vô tận, sau khi xây dựng không cần bỏ chi phí nhập khẩu nhiên liệu như điện than, khí…, điều này sẽ giúp giảm 650 - 800 triệu USD tiền nhiên liệu nhập khẩu, cân bằng thương mại.

Đáng chú ý là sự thiếu ổn định của chính sách cùng ảnh hưởng từ đại dịchCOVID-19đã khiến hàng chục nhà đầu tư điện gió thiệt hại không nhỏ vì không được hưởng lợi từ cơ chế...

 

Ngày 31/10/2021, giá mua điện gió ưu đãi hiện hành hết hạn theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Tính đến hết thời điểm trên, có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.298,95 MW được công nhận vận hành thương mại (COD); còn lại 62 dự án với tổng công suất gần 3.500 MW không kịp về đích và “hụt” ưu đãi.

Chia sẻ tại tọa đàm “Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới” do Tạp chí TheLEADER tổ chức mới đây, các chuyên gia, doanh nghiệp đều khẳng định đầu tư vào điện gió là lĩnh vực mới, lại đòi hỏi công nghệ cao, đáp ứng hàng loạt điều kiện ngặt nghèo khắt khe từ xây dựng vận hành, chuyển giao và phát điện hoà lưới. Với 62 dự án không kịp về đích vào thời điểm 31/10 cần thêm tiếng nói để hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thiện dự án và được hưởng ưu đãi theo đúng lộ trình.

Ngoài yếu tố vốn, công nghệ, những yếu tố liên quan tới an ninh quốc phòng khi triển khai dự án điện gió cũng khiến nhà đầu tư băn khoăn.

Chia sẻ với sự lo lắng của các nhà đầu tư, không ít chuyên gia năng lượng cho rằng, các dự án điện gió thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn đến từ dịch bệnh Covid-19, sự chậm trễ của nhà cung cấp thiết bị, nhà thầu... Trong trường hợp rủi ro ngoài tầm kiểm soát, Nhà nước nên gia hạn hoặc đề ra được những cơ chế, chính sách làm an lòng nhà đầu tư bởi lượng vốn cho năng lượng tái tạo lên tới hàng chục tỷ USD.

Theo EVN, kinh nghiệm trên thế giới, để khuyến khích năng lượng tái tạo thường đi từ chính sách từ thấp đến cao, ban đầu sử dụng cơ chế giá FIT sau đó chuyển sang cơ chế đấu thầu. Với những nước thuộc Liên minh châu Âu, trong quá trình đấu thầu, nếu tiền hỗ trợ ít nhất từ ngân sách của Chính phủ thì đơn vị đó thắng thầu. Còn tại Việt Nam, các chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo đều có thời hạn. Hết thời hạn đó, nhà đầu tư rất băn khoăn về chính sách tiếp sau. Trong khi thực tế là sự hỗ trợ cho một nền công nghiệp như năng lượng tái tạo phải mang tính chất dài hạn và ổn định.

 

Phía Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển dự án năng lượng tái tạo theo các bước. Đó là, xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, từng vùng miền nhằm tránh quá tải cho đường dây. Các dự án không nên quá tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm để bảo đảm an toàn cho lưới điện. Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao đến khi đủ công suất theo yêu cầu.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, khi bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của điện gió, chúng ta phải có chuỗi cung ứng, các cơ chế tài chính và cơ chế hỗ trợ mang tính chất bền vững, với những mục tiêu rõ ràng. Để giảm thiểu rủi ro về đầu tư điện gió, cần cập nhật chính sách giá mua điện, đấu nối lưới điện quốc gia, chính sách thuê mặt biển, chính sách thuế cacbon của quốc gia một cách cụ thể.

Bên cạnh đó, phải có quy hoạch không gian biển cho phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam đi kèm với Kế hoạch hành động quốc gia về lộ trình các bước phát triển năng lượng gió biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những khuyến nghị từ quốc tế

Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển điện gió. Tuy nhiên, sản lượng lớn thì cần có cơ chế chính sách phù hợp cũng như một lượng lớn vốn đầu tư để khởi động. Do đó, ông Mark Hutchinson khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng đấu giá nhất quán để các công ty trong nước và quốc tế có thể đầu tư vào chuỗi cung ứng, đào tạo nhân viên, xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng.

 

Phát triển điện gió giúp Việt Nam thay thế dần nguồn năng lượng nhiệt điện, tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu than mỗi năm

Phát triển điện gió giúp Việt Nam thay thế dần nguồn năng lượng nhiệt điện, tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu than mỗi năm

Nhằm bảo đảm phát triển và thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi, GWEC có một số đề xuất sau cho Chính phủ Việt Nam.

Ban đầu, Việt Nam sẽ hạn chế giá FIT cho 4-5GW để các dự án điện gió ngoài khơi được hỗ trợ thông qua FIFT. Việt Nam sẽ thiết kế chuyển đổi phù hợp sang hình thức đấu giá và có đủ thời gian bảo đảm hợp đồng mua bán điện PPA có khả năng vay vốn. Tiếp theo, cần thông báo trước tối thiểu 2 năm đối với những thay đổi lớn về chính sách và thực hiện tham vấn để tối đa hóa tính minh bạch.

 

Cơ chế đấu giá phải có đủ quy mô vừa đủ (2-3 GW). Các nhà phát triển ở trong cung ứng biết sẽ có nhiều chuỗi đấu giá như vậy, họ sẽ đầu tư vào chuỗi cung ứng, nhập khẩu, đào tạo nhân viên...

Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu về lưới, cấp phép, quy hoạch không gian biển cũng như nghiên cứu chi tiết về thiết kế đấu giá. Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ nguồn điện tái tạo mới. Đồng thời, tham khảo các quốc gia thành công trong khai thác điện gió để đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao.


Nguyễn Hào
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm