WHO công bố đánh giá hiệu quả tiêm kết hợp các loại vaccine COVID-19
Mũi tăng cường vaccine Pfizer có thể chống Omicron / WHO: Biến thể Omicron dễ lây hơn chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine nhưng gây ít triệu chứng nghiêm trọng
Đánh giá của WHO được đưa ra sau khi tiến hành tổng hợp một số nghiên cứu so sánh việc tiêm kết hợp vaccine. Cụ thể, hiệu quả của việc tiêm 2 mũi vaccine kết hợpvaccine sử dụng công nghệ nghiên cứu vector adenovirus và công nghệ mRNA có thể đạt từ 61-91% miễn dịch, trong khi tiêm vaccine cùng công nghệ mRNA hiệu quả trung bình có thể đạt 69-90%, còn tiêm vaccine cùng nền tảng vector adenovirus đạt hiệu quả từ 43%-89%. Đặc biệt, việc tiêm kết hợp các loại thuốc khác nhau trong việc ngăn ca nhiễm nhập viện ở một số quốc gia đạt tỷ lệ cao, vượt trên 95%.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng dẫn nguồn tham khảo các nghiên cứu được thực hiện ở Anh và Chile, chứng minh việc tiêm liều tăng cường bằng vaccine khác loại với 2 liều tiêm chính cũng có hiệu quả cao ngăn ngừa bệnh diễn tiến có triệu chứng.
Đánh giá trên được đưa ra sau khi các chuyên gia của WHO ra khuyến cáo có thể sử dụng vaccine sử dụng công nghệ bào chế vector virus để làm mũi tiêm thứ 2 hoặc mũi tiêm tăng cường cho mũi tiêm vaccine mRNA trước đó, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vaccine ở nhiều quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo