Xe Thái ồ ạt về Việt Nam, trong nước chỉ 11 mẫu xe được miễn thuế linh kiện
Khám phá SUV đời mới của Toyota / Ngắm SUV Cadillac giá hơn 10 tỷ đồng tại Việt Nam
Theo Nghị định 125/2017 của Chính phủ, năm 2018, chỉ những mẫu xe dưới 9 chỗ ngồi trở xuống nào có sản lượng tối thiểu 6.000 chiếc/năm mới được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0% để lắp ráp trong nước.
Hiện chỉ có 11 mẫu xe của 4 doanh nghiệp đủ điều kiện này, số còn lại chủ yếu không đạt điều kiện hoặc đạt điều kiện nhưng là dòng xe nhập khẩu.
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA), và số liệu của các doanh nghiệp xe hơi, trong năm 2018, các dòng xe hơi trong nước vẫn chiếm khoảng 60 - 70% thị trường và doanh số xe hơi Việt Nam.
Dựa vào tiêu chí miễn thuế nhập khẩu linh kiện mà Chính phủ đưa ra tại Nghị định 125/2017, cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp có các mẫu xe lắp ráp bán ra vượt sản lượng tối thiểu là Toyota, Honda, Trường Hải, Hyundai.
Cụ thể, Toyota có các mẫu xe của Vios, Innova, Honda có City, Trường Hải - Thaco có: Mazda 3, Mazda CX5, Kia Morning, Cerato, Hyundai có Grand i10, Accent, Alantra và Tucson.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các Bộ chuyên ngành xem xét ý kiến của chuyên gia về thuế nhập khẩu linh kiện xe hơi đang thấp, khiến các doanh chỉ lo nhập khẩu linh kiện lắp ráp mà không chủ động nội địa hóa.
Cụ thể, chia sẻ trên báo chí mới đây, ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia về ô tô, người có hơn 30 năm làm việc trong phòng nghiên cứu - phát triển tại các nhà máy ô tô của Đức cho rằng: "Thời gian qua, chúng ta tập trung bảo hộ sản xuất xe lắp ráp nhưng lại ưu đãi chưa đúng chỗ. Chẳng hạn, chúng ta duy trì đánh thuế rất cao với xe nhập khẩu nguyên chiếc giúp các doanh nghiệp lắp ráp trong nước không phải lo chuyện cạnh tranh từ xe nhập".
"Tuy nhiên, chúng ta lại duy trì thuế nhập linh kiện ở mức thấp hơn nhiều trong một thời gian dài. Điều này khiến các doanh nghiệp có xu hướng nhập linh kiện từ các quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển về lắp ráp nên sản xuất linh kiện trong nước không có cơ hội phát triển", ông Đồng nói.
Dựa vào đánh giá của vị chuyên gia nói trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các hiệp hội có liên quan nghiên cứu, xem xét ý kiến của chuyên gia, báo cáo Thủ tướng.
Năm 2018, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giữa 10 nước thành viên, Việt Nam bắt đầu bỏ thuế hầu hết các linh kiện nhập khẩu có xuất xứ từ các nước nói trên với điều kiện được nội địa hóa tại chính nước đó.
Còn trong hầu hết các hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTAs thế hệ mới), Việt Nam đều không cam kết bỏ thuế nhập linh kiện ô tô.
Cụ thể, trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Nhật bản...Việt Nam không cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng ô tô.
Trong sân chơi toàn cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam là thành viên, mức cam kết giảm thuế cuối cùng đối với linh kiện, phụ tùng ô tô là từ 0% - 30% tuỳ theo linh kiện, tùy vào thời điểm.
Các Hiệp định FTA khác vẫn duy trì mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một tỷ lệ số dòng linh kiện, phụ tùng nhất định tại thời điểm cuối cùng (tỷ lệ số dòng duy trì thuế suất chiếm từ 24% đến 77%, thời điểm cam kết cuối cùng là từ năm 2022 đến 2029 tùy Hiệp định).
Khá nhiều dòng xe bán tải đã có doanh số giảm nhanh sau hơn 2 tuần phí trước bạ bị tăng từ 2% lên 6% và 7,2%. Dù được bù đắp bởi chính sách trợ giá, bù khuyến mại bởi hãng, đại lý, song nhiều mẫu bán tải không có doanh số tốt đã khiến nhiều đại lý giảm lượng nhập hàng, chờ đợi thị trường ổn định.
Cụ thể, theo nhiều đại lý kinh doanh xe hơi tại Hà Nội, các dòng xe bán tải ở Hà Nội đang rất chậm, chỉ còn ở các tỉnh vẫn giữ được doanh số, song lượng tiêu thụ có được là nhờ vào chính sách bù trừ chi phí cho người tiêu dùng.
Tại môt showroom xe lớn tại Giải Phóng, chủ cửa hàng cho biết đơn đặt hàng xe bán tải giảm 1/3 từ khi tăng phí trước bạ. Sợ ảnh hưởng từ chính sách, đại lý chỉ nhập về vài chiếc cho khách hàng theo hợp đồng đặt trước. Với những mẫu xe không có doanh số tốt, không dám nhập về bán vì sợ chôn vốn, lỗ nặng.
Ở một đại lý kinh doanh chuyên xe bán tải chuyên nghiệp hơn ở Tây Hồ (Hà Nội), nhân viên đại lý cho biết người mua thời điểm hiện nay được hãng "cưa" đôi phí trước bạ, tặng thêm bảo hành 1 năm. Tuy nhiên, đây đang là thời kỳ suy giảm chung của dòng xe này, nên doanh số chưa vực dậy được.
Khác với các đại lý xe hơi ở Hà Nội, doanh số dòng bán tải ở tỉnh lẻ có khá khẩm hơn. Tại một showroom bán ô tô nhập khẩu tư nhân ở TP. Hải Dương (tỉnh Hải Dương), chủ đại lý cho biết kinh doanh có giảm nhẹ nhưng vẫn ổn. Đại lý tận dụng tối đa chính sách khuyến mãi của hãng và lợi thế phí trước bạ thấp hơn 1,2% so với Hà Nội. Điều này cũng tác động giảm bớt tâm lý đám đông.
Nhà máy của Subaru đã chính thức đi vào vận hành tại Thái Lan để cung ứng sản phẩm cho khu vực Đông Nam Á, và Forester sẽ là mẫu xe đầu tiên xuất xưởng, với tỉ lệ nội địa hoá khoảng 43% - đủ để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Liên doanh tại Thái Lan được thành lập giữa tập đoàn Tan Chong International (TCIL) - 74,9% và Subaru Corporation - 25,1% còn lại. Nhà máy của liên doanh này được đặt tại khu công nghiệp gần sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, sẽ lắp ráp các mẫu xe thể thao đa dụng (SUV), trước mắt là mẫu Forester.
Nhà máy mới của Subaru tại Đông Nam Á này đặt mục tiêu sản xuất 6.000 chiếc Subaru Forester trong năm hoạt động đầu tiên, tiến tới đạt công suất 10.000 xe/năm với 4 mẫu xe khác nhau (Subaru chưa tiết lộ các mẫu xe khác ngoài Forester được lắp ráp tại đây).
Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của TCIL - Glenn Tan cho biết: "Việc khai trương nhà máy tại Thái Lan phép chúng tôi quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng của mình, mở rộng dòng sản phẩm, nội địa hóa tốt hơn và ít phụ thuộc hơn vào nguồn cung từ Nhật Bản. Các mẫu xe được lắp ráp tại Thái Lan, ngoài việc cung ứng cho thị trường nội địa, sẽ hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là Campuchia, Việt Nam và Malaysia. Đặc biệt đối với thị trường Singapore, Subaru vẫn phải nhập khẩu từ Nhật Bản do hệ thống nhà máy trong khu vực Đông Nam Á chưa thể đáp ứng tiêu chuẩn tương đương Euro 6 tại đây."
Mẫu MPV “gầm cao” Honda BR-V đã có phiên bản nâng cấp tại Indonesia, nơi đang sản xuất mẫu xe này cùng với mẫu xe giá rẻ Brio. Hiện có thông tin về việc cả hai mẫu xe này đang tìm đường sang Việt Nam vì có đủ điều kiện để hưởng lợi từ chính sách thuế quan trong khu vực.
Mẫu Honda BR-V đã được lắp ráp tại Indonesia ba năm nay và đang cạnh tranh mạnh mẽ cùng các đối thủ cùng phân khúc như Toyota Rush/Daihatsu Terios (cùng tên mẫu miniSUV trước đây), cặp song sinh Mitsubishi Xpander/Nissan Livina.
Phân khúc SUV “giả cầy” - theo cách gọi của thị trường Việt Nam, hay “MPV lấy cảm hứng từ SUV” theo cách gọi mỹ miều của các hãng, hiện đang khá được quan tâm tại khu vực thị trường ASEAN, bởi các lợi thế về chỗ ngồi (5+2), sự thích ứng địa hình đường sá (gầm cao), cùng thiết kế hiện đại và đặc biệt là giá rẻ.
Tại Việt Nam, Mitsubishi Xpander có vẻ như không có đối thủ ở phân khúc này, người tiêu dùng luôn phải đợi chờ mới được nhận xe, bất chấp hiện có một số đối thủ đáng quan tâm như Toyota Rush/Avanza, KIA Rondo… Hy vọng trong thời gian tới đây, sự xuất hiện của một số mẫu xe khác cùng phân khúc sẽ phá vỡ thế độc quyền và giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, như: Suzuki Ertiga, Nissan Livina… và có thể sẽ sớm là Honda BR-V.
Tháng 4 đánh dấu mức giảm giá khá mạnh của các mẫu SUV tại thị trường Việt Nam, như SUV cỡ nhỏ X-Trail, Nissan Terra, Mazda CX-5, Ford Explorer...
Tháng 4/2019 theo ghi nhận tại thị trường ô tô Việt có khá nhiều mẫu xe SUV cũng góp mặt trong cuộc đua giảm giá mạnh, có mẫu giảm tới 70 triệu đồng.
Một trong số đó là Ford Explorer, dòng SUV 7 chỗ cao cấp nhất của hãng xe Mỹ tại Việt Nam. Tại một số đại lý xe Ford ở Hà Nội, Explorer hiện giảm mức khoảng 40-50 triệu, xe có sẵn và đủ màu.
Trao đổi với PV, anh Trung, nhân viên kinh doanh một đại lý Ford ở Hà Nội cho biết: "Nếu như cách đây vài tháng, người mua xe phải chi thêm tiền chênh lệch vài chục triệu, thậm chí đến hơn 100 triệu ở thời điểm thị trường vào mùa mua sắm để sở hữu một chiếc Ford Explorer, thì sang tháng 4 này mẫu SUV này lại được điều chỉnh giảm giá khá mạnh, lên đến 40-50 triệu đồng".
Trong phân khúc SUV 7 chỗ, Nissan Terra hiện đang nhận được mức giảm giá nhiều nhất, lên tới 70 triệu đồng trên hai phiên bản S và E. Riêng phiên bản V chỉ được giảm 20 triệu đồng.
Nissan Terra sau khi giảm giá niêm yết hồi tháng 3 tiếp tục có chính sách ưu đãi và giảm giá trong tháng 4. Xe giảm lần lượt 50, 60 triệu đồng ở hai bản E và S, giá niêm yết về mức 899 và 948 triệu. Ngoài ra, đại lý còn giảm thêm 10 triệu cho hai bản này và 20 triệu cho bản V cao nhất.
Kể từ đầu năm, mẫu SUV 7 chỗ này của Nissan đã được giảm giá niêm yết khoảng 80 triệu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo